Thông cáo báo chí

Nâng cao chất lượng chính sách công nghiệp của Việt Nam: Phân tích và lựa chọn ngành

13 tháng 8 2018

  • Ninh bình, Việt Nam, 13 -17 tháng 8 năm 2018 - Các cán bộ xây dựng chính sách công nghiệp của một số bộ ngành có liên quan của Việt Nam đã tham dự khóa tập huấn kéo dài trong một tuần tập trung vào các công cụ cần thiết để có thể tiến hành phân tích các chỉ số cạnh tranh ngành dựa trên chứng cứ. Nội dung của khóa tập huấn bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau từ sản xuất, xuất khẩu, đến giá trị gia tăng, tiềm năng của những tác động đến nền kinh tế, năng xuất và các yêu tố xã hội có liên quan đến việc làm, tính năng động của thị trường và hoạt động của các đối thủ cạnh tranh.

Chương trình tập huấn được khai mạc tại tỉnh Ninh Bình, Việt Nam hôm thứ Hai ngày 13 tháng 8 năm 2018. Tổ chức Phát triển Công nghiệp của Liên Hợp Quốc - UNIDO cùng với Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương của Việt Nam đã tổ chức khóa tập huấn này dưới tiêu đề "Nâng cao năng lực hoạch định chính sách công nghiệp dựa trên chứng cứ của Việt Nam - Phân tích năng lực cạnh tranh và lựa chọn ngành" dành cho các thành viên chủ chốt của Nhóm soạn thảo chiến lược công nghiệp của Việt Nam cho đến năm 2030.

Tại khóa tập huấn các chuyên gia của UNIDO đã cùng với các cán bộ của các bộ Công thương, Kế hoạch và đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Khoa học và công nghệ, Tổng cục thống kê và một số các cơ quan và tổ chức có liên quan của Việt Nam sử dụng các công cụ phân tích như Chỉ số cạnh tranh công nghiệp (CIP) và bộ công cụ nhằm Nâng cao chất lượng chính sách công nghiệp (EQuIP) để đánh giá hoạt động của các tiểu ngành sản xuất khác nhau và đóng góp của các tiểu ngành này vào tổng quan phát triển của quốc gia.

Phát biểu tại buổi tập huấn Cố vấn Chính sách Công nghiệp của UNIDO ông Andrea Antonelli cho biết: "Chúng tôi hy vọng rằng thông qua đợt tập huấn này các nhà xây dựng chính sách của Việt Nam sẽ có nhiều kiến thức sâu rộng về một số công cụ đánh giá định lượng để đánh giá mức độ hoạt động của ngành và để biết được quá trình lựa chọn ngành kể cả những hạn chế, và cũng sẽ có thể độc lập tiến hành phân tích sử dụng các bộ công cụ có sẵn và thận trọng phân tích các kết quả. Các nhà hoạch định chính sách cũng được đào tạo các kỹ năng cần thiết để sử dụng các dữ liệu quốc tế phục vụ cho việc đánh giá và hiểu được các cách phân loại số liệu theo tiêu chí lựa chọn"

Ông Trần Quang Hà, Phó Cục Trưởng Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương nhấn mạnh: "Khóa tập huấn lần này rất bổ ích vì nội dung của chương trình tập huấn có xem xét đến các mục tiêu và ưu tiên của Ban Kinh tế Trung ương đưa ra theo Nghị Quyết 23 ngày 22 tháng 3 năm 2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng hướng dẫn việc xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia cho đến năm 2030 với tầm nhìn 2045."

Theo bà Lê Thị Thanh Thảo, đại diện văn phòng UNIDO tại Việt Nam, hội thảo tập huấn lần này nằm trong khuôn khổ dự án "Hỗ trợ Chính phủ Việt Nam trong việc xây dựng chiến lược ngành công nghiệp và các chính sách liên quan thông qua xây dựng năng lực thể chế" do Hàn Quốc tài trợ. Mục tiêu của dự án nhằm nâng cao chất lượng chiến lược và chính sách công nghiệp của Việt Nam thông qua xây dựng năng lực thể chế, tổng hợp các báo cáo công nghiệp cho khu vực công và tư, và đưa ra các đề xuất chính sách và chiến lược cụ thể nhằm nâng cao tính cạnh tranh công nghiệp cho Việt Nam.

Đây là đợt tập huấn thứ ba trong một loạt các hoạt động nâng cao năng lực cho các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam. Khóa tập huấn đầu tiên được tổ chức đầu năm nay nhằm giới thiệu một số nguyên tắc cơ bản và tóm tắt những lợi ích của việc xây dựng chính sách công nghiệp dựa trên bằng chứng. Khóa tập huấn thứ hai thảo luận những thách thức và cơ hội liên quan đến cuộc cách mạnh công nghiệp 4.0, chia sẻ và thảo luận các kinh nghiệm quốc tế với sự tham gia của các chuyên gia đến từ Hàn Quốc, Nam Phi và Đức nhằm chia sẻ những nỗ lực hiện tại ở các quốc gia này.

Để có thêm thông tin hãy liên hệ:

Các cơ quan LHQ tham gia sáng kiến này

UNIDO
Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc

Các mục tiêu chúng tôi đang hỗ trợ thông qua sáng kiến này