Latest
Câu chuyện
18 tháng 9 2023
Chiến dịch Tự do và Bình Đẳng 2023: Hành trình của Minh Tú
Tìm hiểu thêm
Thông cáo báo chí
11 tháng 9 2023
Nâng cao năng lực tuân thủ tiêu chuẩn, chất lượng để thúc đẩy xuất khẩu trái cây Việt Nam
Tìm hiểu thêm
Video
30 tháng 8 2023
Chiến dịch Tự do và Bình đẳng 2023: Tờ A4 - Bắt đầu có hậu
Tìm hiểu thêm
Latest
Các Mục tiêu Phát triển Bền vững tại Việt Nam
Các Mục tiêu Phát triển Bền vững kêu gọi hành động toàn cầu nhằm xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường và khí hậu trái đất và đảm bảo mọi người ở khắp mọi nơi có thể tận hưởng hòa bình và thịnh vượng. Đây là những mục tiêu mà Liên Hợp Quốc đang thực hiện ở Việt Nam.
Ấn phẩm
19 tháng 6 2023
2022 UN COUNTRY ANNUAL RESULTS REPORT VIET NAM
In Viet Nam, 2022 was a year of reopening after two years of closure due to COVID-19. We marked the 45th Anniversary of United Nations (UN) and Viet Nam relations with a visit from UN Secretary-General António Guterres. Celebrations reflected on Viet Nam’s remarkable development journey from a recipient of humanitarian aid to a top contributor to peacekeeping efforts in less than a generation.
Together with the Government of Viet Nam, the UN launched a new five-year “Sustainable Development Cooperation Framework for the 2022–2026 period” or CF in short. In the first year of implementation, COVID-19 response and recovery remained central.
This 2022 UN Country Results Report provides a compact description and analysis of the results that were achieved by the UN Country Team in Viet Nam in 2022, consistent with the CF, highlighting the UN’s socio-economic response to COVID-19. The report also provides information on the UN’s strengthened partnerships with different stakeholders and UN results in terms of the resources raised and spent. The report also presents the UN’s prioritized actions for 2023, the second year of the implementation of the CF.

Câu chuyện
18 tháng 9 2023
Chiến dịch Tự do và Bình Đẳng 2023: Hành trình của Minh Tú
“Có một lần mình đang đứng tư vấn cho 2 khách trẻ tuổi, thì có một khách hàng ngoài 40 tuổi tiến lại hỏi mình: “Em là con trai hay con gái?". Lúc đó mình chưa on T nên phải nói là con gái thì cô đó liền bóp ngực mình rồi bỏ đi trước sự ngỡ ngàng của 2 vị khách kia. Mình rất sốc nhưng vì là nhân viên nên phải cố gắng hoàn thành công việc.
Từ những ngày bé mình đã có tình cảm đặc biệt với các bạn gái nhưng mình không nghĩ đó là sự khác biệt. Mình chỉ thầm thích các bạn gái chứ không bày tỏ. Đến năm mình lớp 8, trong lớp có một bạn nữ có tính cách “nam tính” giống mình (ngoại hình vẫn là nữ) mạnh dạn công khai thể hiện tình cảm với bạn nữ khác. Như được tiếp thêm động lực, mình lấy hết can đảm viết thư cho người mình thích. Có một lần bạn ấy đã gọi mình là “anh” và điều đó khiến mình thật sự rất vui.
Mình come out với gia đình từ hồi mình còn bé cơ. Mình và mẹ sống nương tựa vào nhau. Hồi đó mình thích bạn nào thì thường về nhà kể về bạn đó cho mẹ nghe nên có lẽ mẹ cũng đã phần nào nhận ra việc mình có tình cảm với phái nữ. Năm mình lên lớp 7, mẹ hỏi mình: “Bộ con thích con gái hả?”. Khi đó phải thú thật rằng mình đã ngớ người mất một lúc rồi mới đáp lại: “Dạ.”. Mẹ mình không la mắng, mẹ chỉ bảo: “Mẹ sợ con khổ.” Nhưng lúc đó mẹ nghĩ mình là lesbian.
Sau này lớn lên mình đã tìm hiểu và sử dụng hoocmon được gần 5 năm nay cũng như thực hiện phẫu thuật ngực để sống đúng với những gì bản thân mong muốn. Mình có tham gia vào hội nhóm của FTM Vietnam, các hội nhóm của Transguy để lắng nghe các bạn đi trước chia sẻ kinh nghiệm từ đó chọn lọc thông tin phù hợp để thực hiện cho bản thân. Trong quá trình sử dụng các dịch vụ y tế và khám chữa bệnh thông thường mình cũng đã gặp không ít khó khăn. Việc khám tiền on T mình thực hiện ở Thái Lan không xảy ra vấn đề rắc rối gì. Sau khi về Việt Nam thì mình khá vất vả trong việc phải tìm người tiêm hộ thuốc nhưng nhìn chung không có gì quá đáng ngại. Còn việc thực hiện phẫu thuật ngực mình cũng chọn các bác sĩ chuyên làm cho Trans nên mọi việc coi như cũng ổn thỏa. Tuy nhiên khi sử dụng các dịch vụ y tế như khám sức khỏe định kỳ chung với nhiều đồng nghiệp, nhân viên y tế đã gọi danh xưng “chị” theo giới tính ghi trên giấy tờ làm cho các bạn đồng nghiệp mình cười phá lên. Đến khi mình đứng lên thì bạn nhân viên y tế đó còn la lên rằng “có lộn không” nhiều lần khiến mình rất khó chịu và ám ảnh khi mỗi lần phải đi khám sức khỏe định kỳ như vậy. Do vậy nên mình cũng rất ngại sử dụng dịch vụ y tế công cộng.
Trong suốt thời gian khám phá bản thân cũng như can thiện y tế, mình thật sự mong có người chuyên môn tham vấn tâm lý cho mình vì nó sẽ tốt hơn là đối diện một mình nhưng quá trình chuyển giới của bản thân mình lại khá đơn độc. Mặc dù mẹ và bạn bè ủng hộ mình hết lòng nhưng họ lại không thể hiểu hết được những gì một người chuyển giới cần để tư vấn hoặc chia sẻ thấu đáo.
Trong quá trình tiếp cận việc làm và trong môi trường lao động mình cũng không thể tránh khỏi những ánh mắt của người khác. Sau khi tốt nghiệp đi làm mình đã thay đổi bản thân, mặc đồ nam, cắt tóc ngắn nên quá trình tìm việc cũng rất khó khăn. Có một lần bạn mình giới thiệu mình vào làm sale ở một công ty cung cấp nước khoáng, bạn đó phỏng vấn mình xong thì hôm sau báo là sếp bạn ấy “không nhận người như mình”. Khi mình đi làm ở một công viên giải trí với vai trò là hướng dẫn viên, lúc đó mình chưa on T, nên giọng nói khá nữ tính, nhưng ngoại hình thì trái ngược. Đa số khách hàng đều rất tò mò về việc mình là con trai hay con gái chứ không quan tâm những thông tin mình chia sẻ khiến mình cảm thấy khá hụt hẫng. Có một lần mình đang đứng tư vấn cho 2 khách trẻ tuổi, thì có một khách hàng ngoài 40 tuổi tiến lại hỏi mình: “Em là con trai hay con gái?". Lúc đó mình chưa on T (sử dụng hormone nam testosterone) nên phải nói là con gái thì cô đó liền bóp ngực mình rồi bỏ đi trước sự ngỡ ngàng của 2 vị khách kia. Mình rất sốc nhưng vì là nhân viên nên phải cố gắng hoàn thành công việc. Quá nhiều rắc rối trong công việc chỉ vì giọng nói khác biệt với ngoại hình dẫn đến việc mình quyết định on T dù biết sẽ ảnh hưởng sức khỏe rất nhiều. Sau khi on T mũi 1, giọng mình trầm xuống hẳn và mọi người gần như đều nhận dạng mình là nam nên công việc đã có phần dễ dàng hơn trước. Nhưng vẫn còn một số đồng nghiệp nam biết mình là người chuyển giới nên có những thắc mắc và lời lẽ thô tục để liên tục chất vấn cũng như trêu ghẹo mình.
Đó là trong vấn đề về công việc còn khi thực hiện các thủ tục hành chính hay các dịch vụ công mình cũng gặp không ít khốn đốn. Vì sợ nhầm lẫn nên mình luôn nói trước với các cán bộ rằng giới tính trong giấy tờ mình là nữ và họ thường hỏi lại, cũng như dành những ánh mắt dò xét. Có một lần mình đi đăng ký hộ kinh doanh thì đã bị ghi nhầm giới tính nam, bắt buộc phải đi lên phòng đăng ký kinh doanh điều chỉnh lại, và phải giải thích với nhân viên các kiểu để họ hiểu. Nhưng thật sự rất phiền phức vì họ nói rằng họ chỉ nhìn nhận dạng bên ngoài và hình trên căn cước công dân để làm giấy tờ.
Mình chỉ mong sao luật Chuyển đổi giới tính sớm được ban hành để những người chuyển giới như mình có thể được hưởng các quyền lợi xứng đáng cũng như gặp bớt khó khăn trong quá trình sinh sống, làm việc.
1 of 5

Câu chuyện
07 tháng 3 2023
Khai thác công nghệ và đổi mới sáng tạo để thúc đẩy hòa nhập xã hội và bình đẳng giới
(Bản dịch không chính thức).
“Công nghệ bù cho tôi đôi mắt”, Hương, một cựu học sinh khiếm thị trường Nguyễn Đình Chiểu, Hà Nội, đã chia sẻ như vậy.
Hương là một trong số nhiều người mà cuộc sống đã được thay đổi nhờ tác động của số hóa. Trước đây, mẹ của Hương - bác Hạnh, phải ngồi cạnh cô cả ngày và lật từng trang sách để hỗ trợ con học. Giờ đây, Hương có thể sử dụng các công cụ thông minh để tiếp cận thông tin ở dạng in ấn giống như một người bình thường. Điều này đã mở ra nhiều cơ hội mới.
Tất cả chúng ta đều đã nhận thấy sức mạnh to lớn của số hóa. Với những ai chưa cảm nhận được điều đó, hãy lắng nghe chia sẻ của Hương. Câu chuyện của cô là một ví dụ cho thấy cuộc cách mạng kỹ thuật số đã mang lại nhiều điều kiện thuận lợi để tất cả chúng ta đều được phát triển và có cuộc sống tốt đẹp hơn.
Đại dịch COVID-19 đã khiến cả thế giới phải dịch chuyển lên không gian số - một điều chưa từng có tiền lệ trước đây. Đại dịch đã minh chứng rằng số hóa có thể thay đổi cách chúng ta làm việc, học tập, tương tác và giao tiếp, mở ra những cơ hội mới và phá bỏ những rào cản truyền thống giúp chúng ta có thể hội nhập một cách chủ động hơn, qua đó nâng cao chất lượng cuộc sống, giáo dục, sức khỏe và sinh kế. Với riêng phụ nữ và trẻ em gái, chuyển đổi số mang đến cơ hội xóa bỏ định kiến giới và xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn. Câu chuyện của Hương là một minh chứng rõ ràng nhất cho điều đó.
Tuy nhiên, đổi mới sáng tạo và công nghệ cũng có thể góp phần làm sâu sắc thêm định kiến giới và tình trạng bất bình đẳng. Tổng sản phẩm quốc nội của các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình đã mất đi 1 nghìn tỷ USD trong thập kỷ vừa qua khi nữ giới không được tham gia vào thế giới số — và mức thiệt hại này có thể tăng lên 1,5 nghìn tỷ USD vào năm 2025 nếu các giải pháp tức thì không được thực hiện. Đổi mới công nghệ và kỹ thuật số có thể đồng thời tạo ra, xóa sổ và thay đổi việc làm.[1] Với CMCN 4.0, tự động hóa và những tiến bộ về công nghệ sẽ cắt giảm mạnh nhu cầu tuyển dụng lao động phổ thông và lao động tay nghề thấp. Có tới 86% lao động trong ngành dệt may và da giày tại Việt Nam có nguy cơ mất việc làm trong vòng 15 năm tới.[2]
Chủ đề trọng tâm của ngày Quốc tế Phụ nữ năm nay là khoảng cách số giữa nam và nữ, đồng thời là kêu gọi thúc đẩy chuyển đổi số và công nghệ cho tất cả mọi người, dù ở bất cứ nơi đâu. Chủ để này càng thích hợp và đúng lúc tại Việt Nam vì Chính phủ đã bắt tay thực hiện hành trình số hóa với nhiều mục tiêu tham vọng. Chuyển đổi số đóng vai trò thiết yếu trong xã hội và nền kinh tế. Đây được coi là công cụ nâng cao năng suất, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và đảm bảo Việt Nam có thể duy trì năng lực cạnh tranh quốc tế. Việt Nam đã có nhiều nỗ lực để đảm bảo khả năng tiếp cận công nghệ một cách bình đẳng, đặc biệt là công nghệ thông tin (CNTT). Tất cả 63 tỉnh thành đều không ghi nhận sự khác biệt đáng kể giữa nữ giới và nam giới, trẻ em gái và trẻ em trai về khả năng tiếp cận CNTT, tiếp cận phương tiện truyền thông, sử dụng điện thoại di động và kỹ năng CNTT cơ bản.[3] 91% phụ nữ và trẻ em gái ở Việt Nam đã sử dụng điện thoại di động[4].
Việc sở hữu một thiết bị công nghệ là điều kiện cần nhưng chưa đủ để phụ nữ và trẻ em gái khai thác tiềm năng của số hóa.[5] Phụ nữ phải có cơ hội bình đẳng để định hình sự phát triển công nghệ và dẫn dắt đổi mới sáng tạo. Điều này cần bắt đầu từ môi trường học đường. Số lượng học sinh, sinh viên nam trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM) vẫn lớn hơn nhiều so với nữ. Ở Việt Nam, chỉ có 36% sinh viên tốt nghiệp đại học là nữ làm việc trong lĩnh vực STEM. 78% sinh viên theo học tại Đại học Bách Khoa Hà Nội là nam giới.[6] Nữ giới theo học ngành STEM trước tiên phải vượt qua nhiều rào cản xã hội và văn hóa mang tính hệ thống. Kết quả nghiên cứu cho thấy, bản thân giáo viên và học sinh, sinh viên nữ còn có những thành kiến văn hóa về khả năng phù hợp của bản thân với lĩnh vực STEM.
Khoảng cách giới trong ngành STEM khiến đổi mới sáng tạo và công nghệ trở thành lĩnh vực có tỷ lệ mất cân bằng giới cao nhất.[8] [9] Theo Tổ chức Lao động Quốc tế, nữ giới chỉ chiếm 37% lực lượng lao động công nghệ.[10] [11]
Các nghiên cứu cho thấy, doanh nghiệp có mức độ bình đẳng giới cao hơn sẽ hoạt động hiệu quả hơn về mặt tài chính. Tăng cường sự tham gia của nữ giới vào lĩnh vực công nghệ giúp tạo ra nhiều giải pháp đột phá hơn và tăng cường đổi mới sáng tạo, từ đó đáp ứng nhu cầu của nữ giới và thúc đẩy bình đẳng giới. Một Hội nghị do tổ chức UNESCO tổ chức năm 2015 đã đưa ra thông điệp vận động rằng “thế giới cần khoa học và khoa học cần nữ giới”. [13]
Sự tham gia bình đẳng của nữ giới trong các lĩnh vực STEM ngày hôm nay là nền tảng để chuyển đổi số thành công tại Việt Nam trong tương lai. Để hiện thực hóa mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045, hành trình chuyển đổi số của Việt Nam phải tạo điều kiện để mọi người dân có thể tham gia và đóng góp tích cực. Đây sẽ là chìa khóa để kinh tế Việt Nam tăng trưởng liên tục, ổn định [14] và đảm bảo mức độ hòa nhập xã hội cao hơn, phù hợp với Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững. Ba giải pháp cần thực hiện là:
Đảm bảo các chính sách đáp ứng giới về chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo.
Phá bỏ rào cản để phụ nữ và trẻ em gái trở thành những người tiên phong đổi mới sáng tạo và những lãnh đạo tương lai trong lĩnh vực STEM.
Dự báo xu hướng việc làm trong tương lai. Đảm bảo khả năng tiếp cận các chương trình nâng cao và đào tạo lại kỹ năng.
Đừng lặp lại những trở ngại/rào cản cho sự tham gia của phụ nữ và trẻ em gái vào lực lượng lao động tương lai. Hãy cùng nhau kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ năm nay bằng cam kết xây dựng một thế giới mà ở đó đổi mới sáng tạo và công nghệ được khai thác hiệu quả để tạo ra một xã hội công bằng và bình đẳng hơn.
Pauline Tamesis - Điều phối viên thường trú của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam. Để có thêm thông tin, xin mời xem Tóm tắt về Chính sách DigiAll của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam – Đổi mới sáng tạo và công nghệ cho Bình đẳng Giới tại Việt Nam, tại địa chỉ: https://vietnam.un.org/en/221387-policy-brief-digitall-innovation-and-technology-gender-equality-viet-nam bằng tiếng Anh và tiếng Việt.
Tài liệu tham khảo:
[1] Phiên họp thứ 67 của Ủy ban về vị thế của phụ nữ từ ngày 6-17/3/2023; Mục 3 (a) trong chương trình làm việc dự kiến*, với tựa đề “Phụ nữ năm 2000: bình đẳng giới, phát triển và hòa bình cho thế kỷ XXI”: thực hiện các mục tiêu và hành động chiến lược trong những lĩnh vực chính cần lưu tâm cũng như các hành động, sáng kiến khác, trang 9
[2] Nguyen Minh Tri, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế thế giới (Research in World Economy), “Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến thị trường lao động ở Việt Nam, DOI: 10.5430/rwe.v12n1p94
[3] UNICEF, Điều tra SDGCW Việt Nam 2020-2021 https://www.unicef.org/vietnam/media/8696/file/Mass%20media%20&%20ICT.pdf
[4] Chỉ số WPS 2021-2022, trang 85 https://giwps.georgetown.edu/wp-content/uploads/2021/11/WPS-Index-2021.pdf
[5] Phiên họp thứ 67 của Ủy ban về vị thế của phụ nữ từ ngày 6-17/3/2023; Mục 3 (a) trong chương trình làm việc dự kiến*, với tựa đề “Phụ nữ năm 2000: bình đẳng giới, phát triển và hòa bình cho thế kỷ XXI”: thực hiện các mục tiêu và hành động chiến lược trong những lĩnh vực chính cần lưu tâm cũng như các hành động, sáng kiến khác.
[6]2021. “Sinh viên nữ trong khối ngành STEM trên thế giới và Việt Nam - Thực trạng và bài học.” Tạp Chí Công Thương. Ngày 17/9/2021. https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/sinh-vien-nu-trong-khoi-nganh-stem-tren-the-gioi-va-viet-nam-thuc-trang-va-bai-hoc-83675.htm.
[7] Phiên họp thứ 67 của Ủy ban về vị thế của phụ nữ từ ngày 6-17/3/2023; Mục 3 (a) trong chương trình làm việc dự kiến*, với tựa đề “Phụ nữ năm 2000: bình đẳng giới, phát triển và hòa bình cho thế kỷ XXI”: thực hiện các mục tiêu và hành động chiến lược trong những lĩnh vực chính cần lưu tâm cũng như các hành động, sáng kiến khác, trang 6
[8] Báo Tuổi Trẻ online. 2022. “Ngành công nghệ thông tin 'khát' nhân lực nữ." Báo Tuổi Trẻ online. Ngày 15/8/2022. https://tuoitre.vn/nganh-cong-nghe-thong-tin-khat-nhan-luc-nu-20220815132455884.htm.
[9] “Nữ giới cân bằng sân chơi trong lĩnh vực công nghệ.” 2022. En.vcci.com.vn. Ngày 4/6/2022. https://vi.vcci.com.vn/women-levelling-the-play-field-in-tech.
[10] UNWOMEN, 2019. Tổng quan về bình đẳng giới ở Việt Nam
[11] “Phụ nữ Việt Nam ngày càng được chuẩn bị tốt hơn để đảm nhận những vị trí ra quyết định trong doanh nghiệp.” 2020. Www.ilo.org. Ngày 17/11/2020. https://www.ilo.org/hanoi/Informationresources/Publicinformation/Pressreleases/WCMS_761182/lang--en/index.htm.
[12] Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), 2018. https://www.imf.org/en/Blogs/Articles/2018/11/28/blog-economic-gains-from-gender-inclusion-even-greater-than-you-thought.
[13] Đối thoại chính sách với chủ đề “Bình đẳng giới trong chuyển đổi số tại Việt Nam: cơ hội và thách thức”, ngày 3/3/2023, Hà Nội
[14] https://www.imf.org/en/Blogs/Articles/2018/11/28/blog-economic-gains-from-gender-inclusion-even-greater-than-you-thought
1 of 5

Câu chuyện
09 tháng 12 2022
UNIDO cung cấp hỗ trợ kỹ thuật giúp xuất khẩu lô bưởi đầu tiên của Việt Nam sang Mỹ
Lô bưởi đầu tiên của Việt Nam đã được xuất khẩu sang thị trường Mỹ từ tỉnh Bến Tre (Đồng bằng sông Cửu Long) vào thứ Hai, ngày 28 tháng 11 năm 2022, tại buổi lễ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Ủy ban Nhân dân tỉnh tổ chức. Sau gần 6 năm đàm phán, thị trường Hoa Kỳ đã mở cửa cho bưởi tươi của Việt Nam.
Thành công này có được là nhờ nỗ lực của tất cả các chủ thể trong chuỗi giá trị bưởi, bao gồm nhà hoạch định chính sách, nhà xuất khẩu, nông dân, các bên cung cấp dịch vụ và cả các chuyên gia trong nước và quốc tế của Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc - UNIDO. Bưởi tươi xuất khẩu sang Mỹ có yêu cầu rất khắt khe về kiểm soát bệnh dịch, vì thế đòi hỏi nhiều thời gian đào tạo nông dân cũng như thay đổi quy trình canh tác để đáp ứng yêu cầu và nâng cấp chuỗi liên kết. UNIDO Việt Nam và Viện Cơ điện Nông nghiệp & Công nghệ Sau thu hoạch (VIAEP) đã trực tiếp hỗ trợ kỹ thuật xử lý sau thu hoạch cho lô bưởi đầu tiên này tại Công ty CP Tập đoàn XNK Trái cây Chánh Thu (Chánh Thu) để đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường Mỹ.
Chánh Thu là một trong những doanh nghiệp do phụ nữ và thanh niên làm chủ tại ĐBSCL được hỗ trợ tăng cường đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ và nâng cao năng lực tuân thủ tiêu chuẩn chất lượng. Hoạt động nằm trong khuôn khổ Chương trình Tiêu chuẩn và Chất lượng Toàn cầu (GQSP) và Quỹ Ủy thác Đa bên của Liên hợp quốc (MPTF). GQSP Việt Nam là một phần của chương trình GQSP toàn cầu do Tổng cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ (SECO) tài trợ và được UNIDO thực hiện với sự hợp tác chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (MARD).
Theo yêu cầu bắt buộc của thị trường Mỹ, trái bưởi tươi xuất sang Mỹ không được sử dụng màng PVC bọc thực phẩm. Công nghệ màng phủ mới do dự án phối hợp với VIAEP và các chuyên gia quốc tế phát triển giúp kéo dài thời gian bảo quản lên đến 3 tháng mà không cần sử dụng màng nylon. Song song với việc nghiên cứu phát triển sản phẩm màng phủ, một hệ thống sơ chế xử lý trái bưởi đồng bộ công suất 4-5 tấn/h đã được thiết kế, chế tạo bao gồm các công đoạn: rửa, xử lý hóa chất, làm ráo, phun phủ màng và làm khô trái bưởi. Hệ thống thiết bị này đã được Cơ quan kiểm dịch động thực vật Mỹ (APHIS) và Cục Bảo vệ thực vật chấp nhận đạt yêu cầu để giúp Chánh Thu xử lý trái bưởi vào thị trường Mỹ.
“Hiệu quả của dự án giúp doanh nghiệp vượt qua thách thức lớn nhất của xuất khẩu trái cây là xử lý sau thu hoạch để bảo quản trái cây được lâu và xuất khẩu sang các thị trường khó tính với chi phí logistics giảm. Đây là một động thái cần thiết vào thời điểm này. Điều này cũng khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn cho những đổi mới trong tương lai để mang đến những sản phẩm chất lượng cho người tiêu dùng.”- Ngô Tường Vy, Tổng giám đốc Chánh Thu, chia sẻ về hỗ trợ kỹ thuật của UNIDO.
Từ thành công này, UNIDO sẽ tiếp tục nỗ lực để tăng khả năng tiếp cận thị trường quốc tế cho trái cây Việt Nam, xây dựng chuỗi giá trị đổi mới và bền vững để đóng góp cho kinh tế nông thôn.
1 of 5
Câu chuyện
09 tháng 12 2022
Nhân phẩm, Tự do và Công lý cho Tất cả
(Bản dịch không chính thức để tham khảo)
“Xét rằng việc công nhận phẩm giá vốn có và các quyền bình đẳng và bất khả xâm phạm của tất cả các thành viên trong gia đình nhân loại là nền tảng của tự do, công lý và hòa bình trên thế giới,”
là dòng đầu tiên của Lời nói đầu của Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền. Trong một câu, nó gói gọn các nguyên tắc và giá trị mà chúng ta, với tư cách là một gia đình nhân loại, đã hứa sẽ duy trì và thực hiện 74 năm trước. Đó là lời nhắc nhở mạnh mẽ về tuyên bố của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vào chính ngày này năm 1948.
Do đó, hàng năm, vào ngày 10 tháng 12, chúng ta kỷ niệm Ngày Nhân quyền Quốc tế để kỷ niệm việc thông qua Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền. Bằng cách kỷ niệm Ngày Nhân quyền Quốc tế, chúng tôi tiếp tục tái khẳng định lời hứa của Tuyên bố – duy trì các quyền con người phổ quát, không thể chia cắt và không thể chuyển nhượng cũng như các quyền tự do cơ bản cho mọi người, ở mọi nơi.
Năm 2023 đánh dấu tròn 45 năm Việt Nam trở thành thành viên Liên Hợp Quốc. Trong chuyến thăm gần đây của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres, ông đã chia sẻ: “Quyền con người là trọng tâm của việc giải phóng những gì tốt đẹp nhất trong xã hội của chúng ta. Giúp xây dựng tình đoàn kết. Giúp thúc đẩy hòa nhập, bình đẳng và tăng trưởng. Giúp bảo lãnh tự do. Và đảm bảo sự ổn định lâu dài ”, và nhấn mạnh việc duy trì quyền con người ở mọi khía cạnh vẫn là yếu tố rất quan trọng để viết chương tiếp theo của câu chuyện thành công về phát triển của Việt Nam.
Thế giới của chúng ta ngày nay tiếp tục đối mặt với vô số thách thức, từ đại dịch đến xung đột và biến đổi khí hậu. Trên toàn cầu, bất công xã hội còn lan tràn; các quyền tự do cơ bản về tôn giáo và tín ngưỡng, quan điểm và biểu đạt đang bị tấn công; và những người dễ bị tổn thương chịu nhiều bất bình đẳng và phân biệt đối xử nhất, không thể thực hiện các quyền của mình.
Việt Nam không tránh khỏi tác động của các cuộc khủng hoảng toàn cầu. Trong khi đất nước vẫn đang hồi phục sau đại dịch COVID-19, Việt Nam đang phải đối phó với giá lương thực và năng lượng ngày càng tăng cao do hậu quả của cuộc xung đột ở Ukraine, đồng thời chống chọi với thiên tai và tác động của biến đổi khí hậu. Thật không may, chính những người nghèo và những người ít có khả năng vượt qua những cú sốc này lại phải gánh chịu gánh nặng tác động của những cuộc khủng hoảng này một cách không tương xứng.
Ở Việt Nam, các cộng đồng dân tộc thiểu số và sinh sống ở vùng sâu vùng xa vẫn đang có nguy cơ bị tụt lại phía sau. Chỉ 1/5 số hộ dân tộc thiểu số được tiếp cận với nước sạch và các dịch vụ vệ sinh cơ bản so với các hộ gia đình người Kinh và Hoa. Mặc dù mức độ bao phủ của bảo hiểm y tế cao, nhưng khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế của một số nhóm dân tộc thiểu số còn thấp. Trong khi 87% phụ nữ Mông có bảo hiểm y tế, thì chỉ có 37% sinh con tại cơ sở y tế. Tỷ lệ tử vong mẹ ở các dân tộc thiểu số cũng cao gấp 2-3 lần so với mức trung bình của cả nước. Tỷ lệ nhập học mầm non của trẻ em từ 3 đến 5 tuổi của các dân tộc chỉ đạt 66% so với 92% của cả nước. Nghèo đa chiều của nhóm Mông, Dao và Khmer lần lượt là 45%, 20% và 19,2%, trong khi tỷ lệ này của người Kinh là 2,8% vào năm 2020. Khủng hoảng khí hậu làm trầm trọng thêm tình trạng dễ bị tổn thương của các nhóm dân tộc thiểu số . Hạn hán, nắng nóng và lũ lụt dẫn đến mất an ninh do biến đổi khí hậu gây ra. Nông nghiệp sản xuất nhỏ, đặc biệt là nông dân nghèo, dân tộc thiểu số và phụ nữ là những nhóm bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Tất cả những thách thức phát triển này đe dọa phẩm giá và sự bình đẳng về quyền, bao gồm sức khỏe, thực phẩm, giáo dục, mức sống đầy đủ, trợ cấp xã hội và thậm chí cả cuộc sống. Thực tế mà các cá nhân và cộng đồng dễ bị tổn thương phải đối mặt trong cuộc sống và sinh kế của họ là lời nhắc nhở và thúc đẩy chúng ta tiếp tục hành động để lồng ghép quyền con người vào tất cả các ưu tiên phát triển – từ hành động khí hậu, đến bảo trợ lao động và xã hội, đến chuyển đổi kinh tế – và luôn đặt con người vào vị thế trung tâm của sự phát triển.
Vào ngày 28 tháng 7 năm 2022, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua một nghị quyết lịch sử công nhận toàn cầu quyền con người được hưởng một môi trường trong sạch, lành mạnh và bền vững (R2HE). Sự phát triển pháp lý quốc tế quan trọng này củng cố hành động tại hơn 150 quốc gia nơi R2HE đã được công nhận .
Việc Việt Nam được bầu vào Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2023-2025 là trách nhiệm to lớn nhưng cũng là cơ hội rất quan trọng để nỗ lực gấp đôi trong việc bảo vệ và thúc đẩy các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa, dân sự và chính trị phù hợp với các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế. Trong số các cam kết của Việt Nam khi được bầu vào Hội đồng Nhân quyền, điều đáng khích lệ là Việt Nam đã ưu tiên thực hiện các cam kết và nghĩa vụ của mình theo các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã phê chuẩn 7 trên 9 điều ước; tăng cường giáo dục về quyền con người; và giải quyết các tác động của biến đổi khí hậu đối với việc thụ hưởng các quyền con người, đặc biệt quan tâm đến quyền của các nhóm dễ bị tổn thương. Khi Việt Nam bắt đầu trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền, điều quan trọng là biến những cam kết này thành hành động cụ thể, và đưa ra bằng chứng mạnh mẽ hơn nữa về việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người.
Liên Hợp Quốc, với vị trí là một đối tác đáng tự hào và lâu dài của Việt Nam trong hơn 45 năm qua, sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Chính phủ Việt Nam, các đối tác phát triển và các lực lượng trong xã hội, để đảm bảo quyền con người là trung tâm của mọi nỗ lực phát triển. Sự cộng tác và hợp tác được đổi mới, bao gồm sự hòa nhập và tham gia có ý nghĩa của các tổ chức phi chính phủ và cộng đồng đa dạng, là các yếu tố quan trọng để thúc đẩy đối thoại sôi nổi cần thiết, giúp Việt Nam tiến bộ nhiều hơn nữa trên nhiều lĩnh vực liên quan đến đảm bảo quyền con người.
Cùng nhau, chúng ta có thể thực hiện lời hứa về một gia đình nhân loại đề cao phẩm giá, tự do và công lý cho tất cả mọi người.
Bà Pauline Tamesis là Điều phối viên thường trú của LHQ tại Việt Nam. Để nhắc nhở thế giới về tầm quan trọng và di sản của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và trước thềm Lễ kỷ niệm 75 năm Tuyên ngôn vào năm tới, Liên Hợp Quốc đang phát động chiến dịch kéo dài một năm “UDHR 75: Nhân phẩm, Tự do và Công lý cho Tất cả mọi người”. Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập: https://www.ohchr.org/en/get-involved/campaign/human-rights-day
1 of 5

Câu chuyện
30 tháng 11 2022
Chấm dứt phân biệt đối xử liên quan đến HIV vì mục tiêu bình đẳng
Vụ xô xát không chỉ làm tan hoang một ngôi nhà mà cũng làm tan nát mối quan hệ ruột thịt của một gia đình.
Duy và Liên[1] là một cặp vợ chồng có HIV sinh sống ở thành phố Điện Biên Phủ. Liên là chủ lực về kinh tế, tạo thu nhập trong gia đình. Duy, do chịu nhiều tác dụng phụ của việc điều trị HIV từ nhiều năm trước nên phần lớn thời gian chỉ ở nhà chăm con và làm các việc nội trợ cho gia đình. Hai người con của Duy và Liên đều không nhiễm HIV do Liên đã được điều trị bằng thuốc kháng vi-rút (ARV) trong thời gian mang thai và cho con bú.
Gia đình nhỏ của họ sống trên mảnh đất mà Duy được bố mẹ mình cho thừa kế. Quyền thừa kế của Duy đối với mảnh đất này được pháp luật công nhận. Bố mẹ Duy cũng chia đều đất và quyền thừa kế đất cho tất cả các con, gồm con trai của anh cả đã qua đời của Duy và hai chị gái. Các gia đình nhỏ đều xây nhà trên mảnh đất được thừa kế và sống liền kề bên nhau. Nhưng kể từ khi biết hai vợ chồng Duy đều nhiễm HIV, mọi người trong nhà bắt đầu chèn ép vợ chồng Duy. Họ lấy cớ rằng Duy “kém cỏi” và “thiếu hiểu biết về xã hội” vì Duy không được khỏe và phần lớn thời gian chỉ ở nhà.
Thế rồi, một dự án qui hoạch đô thị được triển khai xây dựng ở khu vực mà gia đình Duy sinh sống, khiến cho những căng thẳng và rạn nứt trong quan hệ của vợ chồng Duy với người thân càng thêm nghiêm trọng.
Đầu năm nay, chính quyền thành phố đã thu hồi một phần đất của gia đình lớn của Duy để mở đường mới theo qui hoạch phát triển thành phố và bồi thường cho gia đình một khoản tiền. Đồng thời, việc lấy đất mở đường cũng làm thay đổi lối đi vào các miếng đất nhỏ đã xây nhà của từng anh chị em. Hai chị gái của Duy đòi phải được chia nhiều tiền bồi thường hơn và cả chia lại miếng đất mà Duy đang có sổ đỏ.
Hai chị của Duy còn xông vào nhà hai vợ chồng, chửi mắng họ là nhiễm HIV, xô đẩy, đánh Liên ngay trước mặt hai con nhỏ của họ. Vụ gây lộn đã làm tổn hại đến căn nhà và sinh hoạt của gia đình Duy, cũng làm tổn thương lòng tự trọng của hai vợ chồng. Bị dồn ép, Duy và Liên phải nhờ đến đại diện các ban ngành đoàn thể ở địa phương đứng ra hòa giải.
Kỳ thị, phân biệt đối xử và bạo hành do vợ chồng Duy là người có HIV đã đe dọa quyền thừa kế và sở hữu tài sản của Duy, cũng như khiến vợ chồng Duy và hai con càng trở nên dễ bị tổn thương hơn. Nghiên cứu quốc gia về kỳ thị liên quan đến HIV tiến hành năm 2020 – 2021 cho thấy vẫn còn hơn 4% người sống với HIV bị vi phạm quyền trong 12 tháng qua và có tới 45% không biết liệu Việt Nam có luật nào bảo vệ người có HIV không bị phân biệt đối xử hay không[2].
“Thông qua đường dây nóng, chúng tôi vẫn nhận được nhiều chia sẻ của những người có HIV về việc họ bị kỳ thị, phân biệt đối xử và bạo hành, cả bằng lời nói và xâm phạm thân thể,” anh Nguyễn Anh Phong, đại diện Mạng lưới quốc gia người sống với HIV (VNP+) chia sẻ từ kinh nghiệm nhiều năm vận hành đường dây nóng tư vấn và hỗ trợ cộng đồng. “Chính những người có HIV và cả cộng đồng đều cần lên tiếng và hành động để loại bỏ kỳ thị và phân biệt đối xử. Các bạn không đơn độc. Chúng ta không đơn độc.” Phong nhấn mạnh.
Chấm dứt kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV là chìa khóa để chấm dứt bạo lực đối với người có HIV và người có nguy cơ cao lây nhiễm HIV, bảo đảm sự bình đẳng của mỗi người trong việc thụ hưởng các quyền như quyền sở hữu tài sản, quyền được học tập, chăm sóc sức khỏe, làm việc, tiếp cận công lý, quyền riêng tư, quyền được có gia đình, tự chủ về cơ thể và các quyền khác. Bảo đảm quyền được đối xử bình đẳng là trao quyền cho những người chịu ảnh hưởng chính bởi HIV được sống trong tôn trọng và phẩm giá.
[1] Tên nhân vật đã được thay đổi [2] Báo cáo chỉ số kỳ thị với HIV ở Việt Nam, năm 2022. Đọc tại https://www.stigmaindex.org/country-reports/#/m/VN *Các thành viên cộng đồng trong bức ảnh này đã đồng thuận để UNAIDS sử dụng hình ảnh của mình cho mục đích vận động xã hội trong đáp ứng với HIV.
[1] Tên nhân vật đã được thay đổi [2] Báo cáo chỉ số kỳ thị với HIV ở Việt Nam, năm 2022. Đọc tại https://www.stigmaindex.org/country-reports/#/m/VN *Các thành viên cộng đồng trong bức ảnh này đã đồng thuận để UNAIDS sử dụng hình ảnh của mình cho mục đích vận động xã hội trong đáp ứng với HIV.
1 of 5

Thông cáo báo chí
25 tháng 9 2023
Nâng cao năng lực tuân thủ tiêu chuẩn, chất lượng để thúc đẩy xuất khẩu trái cây Việt Nam
Gần 200 đại biểu bao gồm đại diện cho các cơ quan của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công Thương và Bộ Khoa học – Công nghệ; đại diện chính quyền địa phương và các doanh nghiệp từ các tỉnh trọng điểm sản xuất, chế biến, xuất khẩu trái cây của Việt Nam đã tham dự hội thảo trực tuyến và trực tiếp.
Hội thảo nhằm chia sẻ các kết quả của dự án “Nâng cao năng lực tuân thủ tiêu chuẩn chất lượng trong chuỗi giá trị Xoài và Bưởi tại Đồng bằng sông Cửu Long” giai đoạn 2020-2023 do UNIDO phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại các tỉnh như Đồng Tháp, Tiền Giang, Bến Tre...
Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục Trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuần thủ tiêu chuẩn chất lượng để thúc đẩy xuất khẩu trái cây Việt Nam. Ông Lê Thanh Hòa cho biết: “Việt Nam là nước xuất khẩu nông sản lớn và đạt được nhiều thành tựu trong những năm qua. Rau quả là mặt hàng mũi nhọn đóng góp lớn (khoảng 20%) vào kim ngạch xuất khẩu nông sản. Tuy nhiên, do quy định của các nước nhập khẩu, mặc dù đã có thỏa thuận về thương mại tự do nhưng những vấn đề về tiêu chuẩn chất lượng và an toàn thực phẩm vẫn ảnh hưởng lớn đến việc xuất khẩu rau quả. Dự án đã hỗ trợ việc xuất khẩu rau quả trong 3 năm qua, theo đánh giá của Bộ NN&PTNT, đây là những hoạt động rất có ý nghĩa trong việc nâng cao năng lực tuân thủ tiêu chuẩn chất lượng của ngành rau quả Việt Nam để tiếp tục khẳng định vị thế và đẩy mạnh xuất khẩu. Tôi hy vọng với sự hỗ trợ của dự án, những sản phẩm rau quả của Việt Nam sẽ tiếp tục được phát triển với những thương hiệu ngày càng lớn mạnh hơn.”
Trong khi đó, bà Lê Thị Thanh Thảo, Đại diện Quốc gia UNIDO tại Việt Nam cho biết tiêu chuẩn hóa trong nông nghiệp cùng với áp dụng các giải pháp khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo sẽ mở đường cho sự phát triển bền vững của nông sản Việt Nam trong tương lai. Bà Lê Thị Thanh Thảo nhấn mạnh: “Giai đoạn 1 của Chương trình tiêu chuẩn chất lượng, mà Việt Nam là 1 trong số 8 quốc gia được hưởng lợi, đã cung cấp những hỗ trợ kỹ thuật để nâng cao năng lực tuân thủ cho trái Xoài và Bưởi tại Đồng bằng sông Cửu Long. Chúng tôi hy vọng rằng kinh nghiệm của giai đoạn một sẽ được áp dụng trên các loại cây nhiệt đới khác.”
Trong bài phát biểu chào mừng, ông Etienne Jenni - Giám đốc Chương trình Phòng Xúc tiến Thương mại, Tổng Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ (SECO) cho biết: “Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu lớn trên thế giới và là điểm đến chính của đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đó, vẫn còn nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận chuỗi cung ứng. Trong lĩnh vực nông nghiệp, nguyên nhân cũng là do chưa đáp ứng được tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và yêu cầu của thị trường. Do đó, Thụy Sĩ hỗ trợ Chương trình Tiêu chuẩn Chất lượng (GQSP), nhằm giải quyết những thách thức này và giúp các nhà sản xuất nông nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường và hưởng lợi từ tự do hóa thương mại.”
Tại hội thảo, một số mô hình hỗ trợ kỹ thuật đã phát triển cho chuỗi xuất khẩu xoài và bưởi đã được chia sẻ trong đó có các Quy trình thao tác chuẩn (SOPs), thử nghiệm công nghệ sau thu hoạch mới vào các chuỗi trình diễn thương mại để quản lý chất lượng quả trong toàn chuỗi, từ khâu trồng, xử lý nấm bệnh, thu hoạch, quản lý nhiệt độ, vận chuyển… để tăng đáng kể thời gian bảo quản 35% (ví dụ: tăng thời gian bảo quản lên 40 ngày, bưởi lên 120 ngày) cho phép xuất khẩu bằng đường biển tới các thị trường xa. Các mô hình cũng xây dựng tính bền vững thông qua cách tiếp cận định hướng thị trường để có tính khả thi về mặt thương mại, giảm tổn thất 15%, đa dạng hóa sản phẩm chế biến, gia tăng giá trị, thích ứng với biến đổi khí hậu, tính hiệu quả và trách nhiệm với môi trường.
Hội thảo nhấn mạnh đến sự cần thiết phải tận dụng sự phối kết hợp giữa các ngành trái cây nhiệt đới, và nâng cao các vấn đề liên ngành, tính bền vững, biến đổi khí hậu, số hóa, giá trị gia tăng và xây dựng năng lực để tiếp cận hiệu quả nhiều đối tượng hơn với tác động lớn hơn.
Các doanh nghiệp xuất khẩu, người sản xuất, hiệp hội, viện, trường và cơ quan quản lý ngành ở Trung ương, địa phương liên quan được tiếp cận thông tin về những cơ hội thị trường mới, chia sẻ tầm nhìn chung về phát triển ngành xuất khẩu trái cây nhiệt đới cũng như cùng nhận thức về các vấn đề và trở ngại chung.
Hội thảo cũng là cơ hội để tăng cường sự kết nối và đối thoại giữa ngành trái cây, chính phủ, các bên cung ứng dịch vụ và các đơn vị liên quan, các tổ chức quốc tế về những vấn đề quan trọng được xác định dọc theo chuỗi giá trị trái cây, chia sẻ các giải pháp khả thi, và qua đó chuyển thành các khuyến nghị để định hướng xây dựng các chính sách ngành phù hợp, đáp ứng các mục tiêu phát triển ngành trái cây mà Chính phủ đề ra.
Cũng tại hội thảo này, ông Nima Bahramalian, Giám đốc Chương trình tiêu chuẩn và chất lượng Việt Nam (GQSP Việt Nam), UNIDO đã giới thiệu báo cáo phân tích các lý do chính vì sao các sản phẩm nông sản và thức ăn chăn nuôi xuất khẩu của Việt Nam nói chung và trái cây nói riêng bị từ chối nhập khẩu tại 5 thị trường Úc, Trung Quốc, EU, Nhật Bản, Mỹ trong 10 năm (từ 2010 đến 2020), trong đó lý do nhiễm khuẩn (22%) và Điều kiện / kiểm soát vệ sinh (18%), dư lượng thuốc thú y (13%), Ghi nhãn (14%), Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (10%) và Phụ gia (7%). Báo cáo còn giới thiệu công cụ Phân tích Tuân thủ Tiêu chuẩn (SCA) để xác định các thách thức chính mà các nước xuất khẩu gặp phải, so sánh hiệu quả tuân thủ thương mại của các quốc gia trên các thị trường khác nhau và liên quan đến các nhóm sản phẩm cụ thể, đồng thời đưa ra các khuyến nghị về đầu tư cơ sở hạ tầng chất lượng, chính sách chất lượng và văn hóa chất lượng… mang tính tập trung, liên ngành, hiêu quả để nâng cao năng lực tuân thủ, đáp ứng yêu cầu của thị trường.
Tra cứu về thông tin từ chối tại các thị trường toàn cầu của các quốc gia cũng được truy cập tại https://hub.unido.org/rejection-data/trade-rejection-analysis.
Giai đoạn đầu của Chương trình tiêu chuẩn và chất lượng Việt Nam (GQSP Việt Nam) được thực hiện bởi Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc và được tài trợ bởi Tổng Cục Kinh tế Liên bang Thụy sĩ (SECO) nhằm thúc đẩy thương mại và khả năng cạnh tranh để tăng tiếp cận thị trường cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Giai đoạn 2 của Chương trình sẽ được thực hiện từ tháng 10 năm 2023 đến 2026 sẽ tập trung nâng cao khả năng cạnh tranh và tính bền vững của xuất khẩu trái cây nhiệt đới Việt Nam thông qua đổi mới, đa dạng hóa, cải thiện chất lượng và năng lực tuân thủ các tiêu chuẩn để đáp ứng yêu cầu thị trường hiện đại.
UNIDO sẽ tiếp tục hỗ trợ và hợp tác chặt chẽ với các Bộ, ngành có liên quan nhằm mở rộng các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật trong ngành trái cây trong thời gian tới. Mục tiêu chính là i) tiếp tục cải thiện môi trường chính sách thuận lợi hơn cho sự phát triển của ngành, nâng cao nhận thức và nâng cao văn hóa chất lượng; ii) tăng cường năng lực và dịch vụ hạ tầng chất lượng; iii) nâng cao năng lực của doanh nghiệp vừa và nhỏ để tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng.
Điều này sẽ giúp ngành trái cây nhiệt đới Việt Nam có khả năng đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu và tận dụng các cơ hội hiện có, từ đó sẽ cải thiện hiệu quả kinh tế và sự phát triển bền vững của ngành.
Để biết thêm thông tin, xin vui lòng liên hệ:
Bà Hoàng Mai Vân Anh
Điều phối Dự án
Điện thoại: +84 979 528 798
Email: v.hoang-mai@unido.org
1 of 5
Thông cáo báo chí
25 tháng 8 2023
Công bố báo cáo Rà soát quốc gia tự nguyện và Đối thoại chính sách hướng tới Hội nghị thượng đỉnh SDG 2023: Cam kết và hành động quốc gia
Báo cáo Rà soát quốc gia tự nguyện (VNR) lần thứ 2 đánh giá tiến độ thực hiện SDG, xác định các khó khăn, thách thức và đề ra những ưu tiên chính sách để khắc phục tiến độ SDG. VNR đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin cho cuộc đối thoại về các chính sách ưu tiên và quá trình chuyển đổi để sau đó chuyển thành các cam kết, sáng kiến và hành động quốc gia nhằm đẩy nhanh tiến độ đạt được SDG.
Tiến sỹ Lê Việt Anh, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chia sẻ về việc Việt Nam đã trình bày thành công VNR năm 2023 và nhấn mạnh sự đóng góp tích cực và tham gia sâu rộng của các bên liên quan trong quá trình xây dựng VNR, đặc biệt là hỗ trợ kỹ thuật của GIZ và UN tại Việt Nam. Ông Lê Việt Anh khẳng định Việt Nam cam kết tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện toàn diện SDG thông qua các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách cấp quốc gia, ngành, địa phương. Song song, Việt Nam sẽ xác định các lĩnh vực trọng tâm, ưu tiên, có tính lan tỏa trong thực hiện SDG để định hướng cho việc tập trung nguồn lực và huy động sự tham gia của các bên liên quan và hi vọng Đối thoại chính sách chính là điểm khởi đầu quan trọng để các bên cùng chung tay thúc đẩy, đổi mới trong thực hiện nhằm hoàn thành SDG vào năm 2030.
Bà Pauline Tamesis, Điều phối viên thường trú Liên Hợp Quốc tại Việt Nam nhấn mạnh: “Liên Hợp Quốc phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và GIZ tổ chức buổi đối thoại này nhằm tạo điều kiện chia sẻ các ý tưởng đổi mới và khuyến nghị trong việc xây dựng Cam kết Quốc gia của Việt Nam về Chuyển đổi SDG.” Những Cam kết này sẽ giúp đưa ra những lộ trình cụ thể cho Chính phủ Việt Nam và các bên liên quan khác nhau nhằm giải cứu SDG. Quan trọng hơn, cuộc đối thoại này cho phép chúng tôi thể hiện sự đoàn kết và hỗ trợ thực hiện.”
Ông Simon Kreye, Đại biện lâm thời CHLB Đức tại Việt Nam phát biểu: “Chính phủ Đức rất hân hạnh được hỗ trợ sự kiện ngày hôm nay. Đây là cơ hội để phát huy sự đồng tâm hiệp lực giữa các tổ chức quốc tế có chung mục đích hỗ trợ Chính phủ Việt Nam hoàn thành các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030. Chương trình Cải cách Kinh tế Vĩ mô/Tăng trưởng Xanh do GIZ thực hiện theo sự ủy thác của Chính phủ Đức sẽ tiếp tục hỗ trợ Bộ Kế hoạch và Đầu tư quản lý hiệu quả hơn nữa các nguồn lực công và tư, để đầu tư cho tăng trưởng xanh và bao trùm, góp phần quan trọng trong quá trình thực hiện Chương trình nghị sự 2030 của Việt Nam.”
Sự kiện có sự tham gia của hơn 100 đại biểu bao gồm lãnh đạo và cán bộ từ các bộ, ban, ngành, cơ quan ở Trung ương và địa phương, Quốc hội, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ, các cơ quan Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, các cơ quan đại diện ngoại giao, đối tác phát triển, các tổ chức tài chính quốc tế, doanh nghiệp, các tổ chức nghiên cứu, đào tạo và các cơ quan thông tấn báo chí.
-Hết-
Để biết thêm thông tin, xin vui lòng liên hệ:
Bà Nguyễn Thanh Nga
Chuyên viên Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường, Bộ KH&ĐT
Điện thoại: +84 98 842 5531
Email: thanhnganguyen311@gmail.com
Ông Trịnh Anh Tuấn
Chuyên viên Cao cấp về Truyền thông và Vận động Chính sách, Văn phòng Điều phối viên Thường trú Liên Hợp Quốc (UN RCO) tại Việt Nam
Điện thoại: +84 90 329 6393
Email: tuan.trinh@un.org
Bà Nguyễn Đạo Tuyết Nga
Cán bộ Truyền thông, GIZ tại Việt Nam
Điện thoại: +84 91 991 7877
Email: nga.nguyendao@giz.de
1 of 5
Thông cáo báo chí
11 tháng 8 2023
Giáo dục kỹ năng xanh cho thanh niên là chìa khóa cho quá trình chuyển đổi xanh tại Việt Nam
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, thế giới đang bước vào quá trình chuyển đổi xanh. Điều nay mang lại nhiều cơ hội kinh tế mới cho thế hệ trẻ. Đến năm 2030, chuyển đổi xanh sẽ mang lại 8.4 triệu việc làm mới cho thanh niên. Để có thể làm chủ tương lai của mình và đóng góp cho nền kinh tế xanh, thanh niên cần được trang bị kỹ năng xanh - những công cụ và kiến thức thực tế giúp họ tận dụng các công nghệ thân thiện với môi trường cũng như đưa ra các quyết định có ý thức về môi trường trong công việc và đời sống cá nhân.
Sự kiện kỷ niệm Ngày Quốc tế Thanh niên giới thiệu góc nhìn từ các chuyên gia trẻ làm việc trong các lĩnh vực liên quan đến kỹ năng xanh, các tổ chức quốc tế và chính phủ nhằm thúc đẩy thông tin và trao đổi sáng kiến về kỹ năng xanh cho các bạn trẻ Việt Nam. Thông qua hai phiên thảo luận bàn tròn và các hoạt động tương tác được thực hiện trực tiếp và trực tuyến, các đại biểu trẻ và các bên liên quan đã tham gia vào các cuộc đối thoại ý nghĩa về giáo dục và ứng dụng kỹ năng xanh.
“Tại thời điểm hiện nay, chúng ta đang không đáp ứng được nhu cầu về các kỹ năng xanh đang ngày càng tăng cao. Đến năm 2030, 60% thanh niên có thể thiếu các kỹ năng cần thiết để phát triển trong nền kinh tế xanh. Chúng ta phải giải quyết sự chênh lệch này và đảm bảo rằng tất cả mọi người, bất kể xuất thân hay bản dạng giới, đều có quyền tiếp cận bình đẳng với các kỹ năng xanh.”, Điều phối viên thường trú của Liên hợp quốc tại Việt Nam, bà Pauline Tamesis chia sẻ trong bài phát biểu mở đầu chương trình.
“Khi Việt Nam nỗ lực hướng tới quá trình chuyển đổi năng lượng công bằng và một tương lai phát thải ròng bằng không, việc thực hiện chuyển đổi lực lượng lao động để thúc đẩy nền kinh tế xanh và ít carbon là rất quan trọng,” Đại diện thường trú của UNDP Ramla Khalidi phát biểu tại sự kiện. “Thanh niên Việt Nam cần được chuẩn bị tốt và trang bị kiến thức, kỹ năng và năng lực xanh để tham gia lực lượng lao động này. Nắm bắt các cơ hội mới để trau dồi việc làm xanh và các kỹ năng của tương lai không chỉ là đầu tư vào tiềm năng của thanh niên, mà còn là cam kết hướng tới một thế giới bền vững. UNDP sẵn sàng tiếp thêm sức mạnh cho thanh niên trong nỗ lực hướng tới một tương lai với nhiều cơ hội việc làm xanh.”
“Kỹ năng xanh mở ra nhiều cơ hội mới để thanh niên có thể đóng góp cho một xã hội bền vững hơn. Tôi rất chờ mong những thành quả mà thanh niên Việt Nam chúng tôi có thể đạt được thông qua việc ứng dụng những kỹ năng này.”, Á hậu 1 Hoa Hậu Thế giới Việt Nam Lê Nguyễn Bảo Ngọc chia sẻ với tư cách là một trong những đại biểu trẻ tham dự sự kiện.
- Hết -
Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ:
Trần Thị Ngọc Hân, Cán bộ Dự án về Văn hóa, Văn phòng UNESCO tại Việt Nam
Email: tn.tran@unesco.org
Điện thoại: + 84 (0)973 692 847
1 of 5
Thông cáo báo chí
27 tháng 6 2023
IOM và Chính phủ Việt Nam ủng hộ tăng cường hợp tác khu vực nhằm nâng cao sức khỏe và thúc đẩy cuộc sống khỏe mạnh cho người di cư trong khu vực ASEAN
Khu vực ASEAN từ lâu đã là điểm xuất phát, điểm trung chuyển hoặc điểm đến của người di cư và gia đình của họ. Người di cư gốc Châu Á có số lượng lớn (khoảng 106 triệu người), trong đó tổng số người di cư quốc tế cư trú ở Châu Á là 60% (khoảng 80 triệu người). Khu vực ASEAN là khu vực có số lượng người di cư quốc tế cao nhất ở châu Á, chỉ sau Ấn Độ và Trung Quốc[1]. Trong 30 năm qua, tỉ lệ di cư quốc tế trong khu vực ASEAN gia tăng đáng kể và người di cư đa dạng về giới tính, độ tuổi, khả năng, khuynh hướng tình dục và sắc tộc, và di cư vì nhiều lý do khác nhau.
Trên thực tế, di cư đã tạo ra những gánh nặng phức tạp về an ninh y tế cho khu vực ASEAN, trong đó có thể kể tới những rủi ro về bệnh truyền nhiễm, tổn thương và tai nạn nghề nghiệp, sức khỏe tâm thần, các bệnh không lây nhiễm (như tim mạch và tiểu đường), các vấn đề sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Các bệnh truyền nhiễm như HIV/AIDS, bệnh lao, bệnh sốt rét vẫn là những thách thức đối với các quốc gia thành viên ASEAN. Một số quốc gia trong khu vực ghi nhận tỉ lệ cao nhất về mắc bệnh lao, HIV và sốt rét. Phi-líp-pin, Mi-an-ma, In-đô-nê-si-a, Thái Lan và Việt Nam nằm trong nhóm 30 quốc gia có tỷ lệ mắc bệnh lao cao nhất thế giới[2].
Hiện nay, khu vực ASEAN có sự không đồng nhất về cung cấp dịch vụ y tế. Chi phí y tế dao động từ mức thấp nhất (ở Bru-nây) đến cao nhất (ở Cam-pu-chia). Đạt được Bảo hiểm y tế toàn dân (UHC) là một mục tiêu đầy thách thức ngay cả cho các công dân của các quốc gia thành viên và càng khó khăn hơn đối với người di cư. Các nghiên cứu gần đây của IOM thực hiện tại khu vực đã xác định những rào cản mà người di cư xuyên biên giới gặp phải khi tiếp cận các dịch vụ y tế, bao gồm: rào cản về ngôn ngữ, phân biệt đối xử, hạn chế về tài chính, thiếu bảo hiểm y tế xuyên biên giới và thiếu cơ chế chuyển tuyến xuyên quốc gia khi người di cư cần được chữa trị. Người di cư thậm chí dễ bị tổn thương hơn trong thời kỳ đại dịch do không được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe cần thiết, mà điều đó thể hiện rõ hơn cả khi chúng ta trải qua thời kỳ đại dịch COVID-19 vừa qua.
Bà Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu và đã nhấn mạnh tầm quan trọng của hội thảo: “Hội thảo quốc tế về Di cư và Sức khỏe người di cư ASEAN là cơ hội tốt cho các quốc gia thành viên ASEAN cùng nhận diện thực trạng và xu hướng di cư trong khu vực và thế giới, cũng như tác động của nó đối với sự phát triển kinh tế-xã hội. Chúng ta cần chia sẻ các bài học kinh nghiệm, sáng kiến và các mô hình chính sách của khu vực nhằm tăng cường hợp tác giữa các nước ASEAN cũng như giữa ASEAN với các đối tác nhằm thúc đẩy và nâng cao sức khỏe của người di cư.”
Trưởng phái đoàn IOM, bà Park Mihyung, hoan nghênh sự hợp tác giữa IOM và Bộ Y tế: “Trong một thế giới năng động với nhu cầu di chuyển ngày càng cao của con người, sự hợp tác và quan hệ đối tác trong khu vực là những yếu tố quan trọng để nâng cao sức khỏe và cuộc sống khỏe mạnh cho người di cư. Những người di cư khỏe mạnh sẽ góp phần tạo dựng nên những cộng đồng khỏe mạnh.”
“Tôi tự hào rằng IOM và các quốc gia thành viên ASEAN đang có bước phát triển tích cực trong việc thúc đẩy các chương trình hành động về sức khỏe của người di cư phù hợp với các mục tiêu của Thỏa thuận Toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (GCM). Đây là thỏa thuận liên chính phủ đầu tiên tập trung và xuyên suốt về vấn đề sức khỏe, trong đó có một số mục tiêu đề cập đến việc tiếp cận các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe. Thông qua việc thực hiện Thỏa thuận Toàn cầu về di cư, các Mục tiêu Phát triển bền vững và các Nghị quyết của Đại hội đồng Y tế Thế giới, chúng ta có thể triển khai những hoạt động quan trọng để nâng cao sức khỏe của người di cư, thúc đẩy quan hệ đối tác liên ngành và phát triển các chính sách dựa trên cơ sở dữ liệu trong ASEAN,” bà Park Mihyung chia sẻ thêm.
Căn cứ Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, cụ thể là ở mục tiêu số 3 về đảm bảo cuộc sống lành mạnh và thúc đẩy hạnh phúc ở mọi lứa tuổi, và tại Nghị quyết số 70.15 về “Tăng cường sức khỏe của người di cư và người tị nạn” được Đại hội đồng Y tế Thế giới thông qua vào tháng 5/2017, tất cả các nước thành viên phải đảm bảo người di cư được tham gia vào hệ thống chăm sóc y tế quốc gia, đảm bảo không có rào cản nào đối với việc người di cư tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng.
Sức khỏe của người di cư là một trong những ưu tiên về y tế của ASEAN theo Chương trình nghị sự về Phát triển Y tế của ASEAN sau năm 2015, cụ thể là trong Nhóm công tác Y tế số 3 của ASEAN (AHC3) về Tăng cường Hệ thống Y tế và Tiếp cận Dịch vụ Chăm sóc sức khỏe. Chương trình hoạt động của AHC3 có mục đích nâng cao năng lực và khả năng của hệ thống y tế nhằm cải thiện các dịch vụ cho người di cư, trong đó có người lao động di cư, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.
Các thông tin liên quan:
IOM và những thành công của Việt Nam trong đảm bảo sức khỏe của người di cư:
Ở Việt Nam, IOM đã triển khai nhiều cơ chế nhằm thúc đẩy việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người di cư như chẩn đoán và điều trị bệnh lao cho người di cư ở khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia. Với sự hỗ trợ tài chính của Quỹ toàn cầu, IOM đang hỗ trợ các Chương trình phòng, chống lao quốc gia ở cả hai quốc gia để thiết lập một cơ chế chuyển tuyến xuyên quốc gia. Cơ chế này đóng vai trò là nền tảng liên lạc số giữa các cơ sở y tế ở biên giới của Việt Nam và Campuchia để trao đổi thông tin và chuyển tuyến bệnh nhân lao xuyên biên giới. Mặc dù đang trong quá trình thí điểm nhưng chương trình đã cho thấy những kết quả tích cực và nhận được sự quan tâm của CHDCND Lào về khả năng tham gia chương trình này.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Chính phủ Việt Nam, IOM và WHO đã hỗ trợ Bộ Y tế Việt Nam thành lập Nhóm Kỹ thuật Sức khỏe Người di cư (Nhóm MHWG) vào năm 2021. Đây là nhóm kỹ thuật liên bộ được Bộ trưởng Bộ Y tế thành lập và đóng vai trò là cơ chế điều phối kỹ thuật cho phép các cơ quan ở các bộ khác nhau quản lý các vấn đề về sức khỏe người di cư và đồng thời phối hợp với các bên có liên quan để thúc đẩy việc thiết kế và thực hiện các can thiệp và chính sách sức khỏe thân thiện với người di cư.
Kể từ khi được thành lập, IOM đã hỗ trợ MHWG thực hiện nhiều hoạt động, góp phần cải thiện sức khỏe của người di cư như phát hành hai cuốn sổ tay cung cấp đầy đủ thông tin, trình bày dễ hiểu và dễ tiếp cận dành cho người lao động di cư Việt Nam tại Hàn Quốc và Nhật Bản. Các cuốn sổ tay này đã được Chính phủ Việt Nam và các công ty tuyển dụng lao động giới thiệu cho người lao động di cư tại các buổi hướng dẫn trước khi họ xuất cảnh. IOM sẽ sớm phát hành cuốn sổ tay thứ ba dành cho người lao động di cư Việt Nam tại Đài Loan trong năm 2023-2024.
Để biết thêm thông tin, vui lòng liên hệ:
Văn phòng IOM Việt Nam:
Bà Nguyễn Ngọc Trâm, Cán bộ truyền thông - Email: ngocnguyen@iom.int ; SĐT: 0912893964
[1] https://asean.org/wp-content/uploads/2022/08/ASEAN-Migration-Outlook-Final.pdf
[2] https://asean.org/wp-content/uploads/2023/03/ASEAN-report_Case-Study-on-Migration-Health_10Apr2023.pdf
1 of 5
Thông cáo báo chí
30 tháng 5 2023
Bà Jacqueline O’Neill, Đại sứ Canada về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh thăm Việt Nam nhằm thúc đẩy sự tham gia của nữ sĩ quan công an nhân dân Việt Nam trong các hoạt động giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc
Hội thảo nhấn mạnh vai trò quan trọng mà nữ sỹ quan an ninh và cảnh sát đóng góp vào các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc và tầm quan trọng của việc thúc đẩy sự đa dạng trong việc giải quyết xung đột và xây dựng hòa bình sau xung đột. Sự kiện này do Học viện An ninh Nhân dân Việt Nam phối hợp với Cơ quan Liên Hợp Quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) Việt Nam tổ chức với sự hỗ trợ của chính phủ Canada.
Nữ sĩ quan an ninh hay cảnh sát thường phải đối mặt với những rào cản văn hóa, định kiến cũng như sự hạn chế trong việc tiếp cận các nguồn lực và cơ hội đào tạo. Ngoài thảo luận những rào cản, thách thức nói trên, các đại biểu cũng chỉ ra những thay đổi tích cực do sự tham gia của nữ sĩ quan vào các hoạt động giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc như tăng cường gắn kết cộng đồng, tiếp cận công lý và tiếp cận giải quyết xung đột có nhạy cảm giới, từ đó xây dựng niềm tin và thúc đẩy hòa bình trong các quốc gia và vùng lãnh thổ bị ảnh hưởng bởi xung đột. Hội thảo đã có sự tham gia của đại diện Bộ Công an, Học viện An ninh Nhân dân và Học viện Cảnh sát Nhân dân, Văn phòng Thường trực Bộ Công an về Gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc, Bộ Quốc phòng và một số sỹ quan cảnh sát sẽ tham gia phái bộ gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc.
"Chúng tôi rất vui mừng được hợp tác với Học viện An ninh Nhân dân Việt Nam tổ chức hội thảo quốc tế này," bà Caroline Nyamayemobe, quyền Trưởng Đại diện UN Women nhấn mạnh. "Đây là một cơ hội quý giá để tôn vinh vai trò không thể thiếu của phụ nữ trong các hoạt động giữ hòa bình, cũng như là cơ hội để học hỏi kinh nghiệm của Canada và các quốc gia khác đã thành công trong việc tăng cường sự tham gia đầy đủ của nữ sỹ quan cảnh sát vào các nỗ lực giữ hòa bình. Bằng cách chia sẻ kiến thức và các cách làm hay, chúng ta đã và đang nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới và sự tham gia ý nghĩa của phụ nữ trong hòa bình và an ninh."
Hội thảo có sự tham gia của bà Jacqueline O’Neill, Đại sứ Canada về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh trong chuyến thăm Việt Nam và bà Trung sĩ Jane Boissonneault, Phụ trách Dịch vụ Triển khai Quốc tế về Hòa bình tại Cảnh sát Hoàng gia Canada. Họ đã chia sẻ kinh nghiệm, các cách làm hay và phân tích sâu về việc gia tăng sự tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực hòa bình và an ninh, đặc biệt là trong các hoạt động giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc.
Bà Jacqueline O’Neill cho biết “Tôi vui mừng được đến Việt Nam đúng dịp Việt Nam đang lần đầu tiên xây dựng Kế hoạch Hành động Quốc gia vì Phụ nữ, Hòa bình và An ninh, thể hiện rõ cam kết của Việt Nam về sự tham gia nhiều hơn nữa của phụ nữ thuộc lực lượng an ninh, quốc phòng vào các hoạt động gìn giữ hòa bình. Các cuộc thảo luận tương tự như Hội nghị quốc tế hôm nay thật giá trị vì đã cho chúng ta cơ hội chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau, bởi chúng ta đều đang nỗ lực tìm cách xác định và loại bỏ các rào cản mà phụ nữ tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình gặp phải. Tôi xin cảm ơn những người phụ nữ đã tham gia Hội nghị, chia sẻ kinh nghiệm và thể hiện tinh thần sẵn sàng đảm nhận những trọng trách này. Các bạn chính là những nhân tố mạnh mẽ tạo ra sự thay đổi. Sự tham gia của các bạn có vai trò thiết yếu, giúp xây dựng nền hòa bình và thịnh vượng lâu dài. Cảm ơn Ban tổ chức của đã tạo không gian cho cuộc thảo luận quan trọng này.”
Bế mạc hội thảo, Học viện An ninh Nhân dân cũng cam kết đào tạo và chuẩn bị cho ngành an ninh Việt Nam để bảo vệ an toàn công cộng, thúc đẩy bình đẳng giới và nhận thức của phụ nữ.
Đại tá Trịnh Ngọc Quyên - Giám đốc Học viện ANND cho biết "Tôi hi vọng trong thời gian tới, Học viện An ninh nhân dân có cơ hội tham gia các hoạt động triển khai chương trình Nghị sự này, tiếp cận dưới góc độ nâng cao vai trò của phụ nữ trong việc đảm bảo an ninh trên mọi lĩnh vực thông qua sự kết nối, hợp tác với UN Women và Canada. Ngoài ra, Học viện rất mọng nhận được sự hỗ trợ để mở rộng quan hệ hợp tác với các cơ sở đào tạo hoặc các cơ quan thực thi pháp luật phù hợp của Canada trong các lĩnh vực đôi bên cùng quan tâm như điều tra phòng chống tội phạm mạng, phòng chống khủng bố, hoặc tham gia vào hoạt động huấn luyện, đào tạo lực lượng quân gìn giữ hoà bình Liên Hợp Quốc của Bộ Công an Việt Nam".
Hội thảo là một hoạt động của dự án khu vực "Tăng cường sức mạnh cho phụ nữ vì hòa bình bền vững: Ngăn chặn bạo lực và thúc đẩy sự hòa hợp xã hội tại ASEAN" do Chính phủ Canada và Hàn Quốc hỗ trợ.
- Hết -
Liên hệ báo chí:
Chị Hoàng Bích Thảo, Cán bộ Truyền thông và Vận động chính sách, UN Women Viet Nam
Email: hoang.thao@unwomen.org Chị Vũ Trang, Cán bộ Quan hệ công chúng, Đại sứ quán Canada tại Việt Nam Email: Trang.Vu@international.gc.ca
Email: hoang.thao@unwomen.org Chị Vũ Trang, Cán bộ Quan hệ công chúng, Đại sứ quán Canada tại Việt Nam Email: Trang.Vu@international.gc.ca
1 of 5
Latest Resources
1 / 11
Nguồn lực
16 tháng 3 2023
Nguồn lực
16 tháng 3 2023
Nguồn lực
02 tháng 3 2023
Nguồn lực
07 tháng 2 2023
Nguồn lực
05 tháng 9 2022
1 / 11