Ban tổ chức
MOFA, UNTruyền phát sự kiện
https://www.facebook.com/uninvietnamCác Mục tiêu Phát triển Bền vững
Thông tin để liên hệ
wpsglobal2020@gmail.comTăng cường Vai trò của Phụ nữ trong việc Xây dựng và Duy trì Hòa bình: từ Cam kết đến Kết quả
Vào năm 2020, cộng đồng quốc tế sẽ kỷ niệm 20 năm Nghị quyết 1325 (2000) của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và Chương trình nghị sự về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh (WPS). Năm 2020 còn đánh dấu kỷ niệm 75 năm ngày Hiến chương Liên Hợp Quốc, 25 năm Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh, 5 năm các Mục tiêu Phát triển Bền vững và Đánh giá năm 2020 về Cấu trúc xây dựng hòa bình của Liên Hợp Quốc.
Năm 2020, Việt Nam cũng sẽ bắt đầu nhiệm kỳ thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Ghi nhận vai trò lãnh đạo lâu năm của mình trong chương trình nghị sự WPS của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, bao gồm cả việc thông qua nghị quyết 1889 (2009) khi Việt Nam là Chủ tịch, Chính phủ Việt Nam đề xuất tổ chức một sự kiện cấp cao nhằm thúc đẩy vai trò của phụ nữ trong việc xây dựng hòa bình bền vững. Sự kiện này sẽ được LHQ hỗ trợ và tập trung vào:
- Sự tham gia có ý nghĩa của phụ nữ trong xây dựng và duy trì hòa bình; và
- Các điều kiện và nguồn lực cần thiết để xây dựng hòa bình có trách nhiệm giới và trao quyền cho phụ nữ như một phần không thể thiếu trong xây dựng hòa bình
Vai trò lãnh đạo của Việt Nam trong việc đảm bảo nghị quyết 1889 (2009) nhấn mạnh sự cần thiết tăng cường thực hiện và giám sát nghị quyết 1325 (2000) và Chương trình nghị sự về WPS, kêu gọi đáp ứng tốt hơn nhu cầu của phụ nữ trong các tình huống sau xung đột/chiến tranh và xem xét lồng ghép các vấn đề về giới trong tất cả các quá trình ra quyết định, đặc biệt trong giai đoạn đầu của quá trình phục hồi và xây dựng hòa bình. Nghị quyết tiếp tục đề cập tình trạng thiếu kinh phí cho bình đẳng giới trong các bối cảnh thiết lập hòa bình và bị ảnh hưởng bởi xung đột, đồng thời kêu gọi theo dõi các nguồn lực được phân bổ để giải quyết nhu cầu của phụ nữ trong quá trình xây dựng hòa bình.
Hai nghị quyết đồng thời của Đại Hội đồng và Hội đồng Bảo an về duy trì hòa bình cũng như Kế hoạch hành động bảy điểm của Tổng Thư ký LHQ về xây dựng hòa bình có trách nhiệm giới (đang được xem xét vào năm 2020) cũng rất quan trọng đối với Chương trình nghị sự WPS. Trong các nghị quyết này, Tổng Thư ký cam kết hệ thống LHQ sẽ phân bổ ít nhất 15% các nguồn quỹ do LHQ quản lý để hỗ trợ xây dựng hòa bình thông qua các dự án giúp “giải quyết các nhu cầu cụ thể của phụ nữ, thúc đẩy bình đẳng giới hoặc trao quyền cho phụ nữ” – là mục tiêu chủ đạo của các nghị quyết trên.
Báo cáo năm 2019 của Tổng Thư ký LHQ về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh (S/2019/800) nêu bật sự tham gia của phụ nữ trong việc lập kế hoạch và ra quyết định về tái thiết và phục hồi sau xung đột, quản lý và giám sát - là một ưu tiên trong tiến trình kỷ niệm 20 năm Chương trình nghị sự WPS vào năm 2020.
Do những khoảng trống quan trọng vẫn đang tồn tại trong việc thúc đẩy xây dựng hòa bình có trách nhiệm giới, nhận thức sự tham gia bình đẳng và đầy đủ của phụ nữ trong xây dựng hòa bình và những hạn chế trong huy động các nguồn lực cho xây dựng hòa bình có trách nhiệm giới, cần thiết phải đề xuất:
- Tổ chức một sự kiện để thảo luận việc thực hiện Chương trình nghị sự WPS nhằm phản ánh các cơ hội, khoảng trống và thách thức đối với vai trò lãnh đạo và sự tham gia của phụ nữ trong xây dựng hòa bình ở thực địa. Sự kiện này cũng sẽ xác định các phương pháp thực hành tốt và cách tiếp cận hợp tác, cũng như thảo luận về hành động ở cấp chính sách, chuyên môn và nguồn lực cần thiết giúp thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong xây dựng hòa bình.
- Kết quả dự kiến sẽ được định hình trong Báo cáo tóm tắt của Chủ tịch Hội nghị gửi tới Chủ tịch Đại Hội đồng, Hội đồng Bảo an và Ủy ban Xây dựng Hòa bình như một đóng góp đầu vào cho Đánh giá năm 2020 về Cơ chế Xây dựng Hòa bình của Liên Hợp Quốc
địa điểm
Về sự kiện
Mục đích của Hội nghị
Sự kiện Toàn cầu này nhằm thúc đẩy xây dựng hòa bình có trách nhiệm giới, cũng như đẩy mạnh sự tham gia có ý nghĩa của phụ nữ và cung cấp tài chính cho xây dựng hòa bình có đáp ứng giới. Sự kiện sẽ là cơ hội có một không hai dành cho các lãnh đạo cấp cao của LHQ, các Quốc gia Thành viên, các tổ chức quốc tế và khu vực, các tổ chức tài chính quốc tế, các tổ chức phụ nữ, các chuyên gia kiến tạo hòa bình và các bên liên quan khác tham gia chia sẻ và trao đổi kinh nghiệm về sự tham gia của phụ nữ trong xây dựng hòa bình, cũng như xác định những khoảng trống hiện có và đưa ra các cam kết đẩy mạnh hành động sau năm 2020
Sự kiện này cũng sẽ tạo cơ hội cho các Quốc gia Thành viên và cộng đồng quốc tế nêu bật cam kết của họ đối với hoạt động tái thiết và xây dựng hòa bình do phụ nữ lãnh đạo và có trách nhiệm giới – thông qua nguồn lực thích đáng, sự ủng hộ chính trị và trao quyền kinh tế xã hội như một phần của quá trình xây dựng hòa bình.
Thành phần tham dự
Dự kiến sẽ có khoảng 300 đại biểu tham gia sự kiện, cả trực tiếp và trực tuyến, bao gồm các quan chức cấp cao Liên Hợp Quốc, đại diện của tất cả các Quốc gia Thành viên, đại diện các Tổ chức khu vực, tổ chức phi chính phủ, giới học giả , tổ chức của phụ nữ, các chuyên gia kiến tạo hòa bình và các bên liên quan khác.
Xin vui lòng đăng ký tham dự theo mẫu tại đây: https://forms.gle/VTogU13bYFrTeZfa8
Các thông tin về hậu cần có trong phần tài liệu ở phía dưới.
Các kết quả mong đợi/thu hoạch
Mục tiêu tổng thể là tăng động lực và đẩy mạnh việc thực hiện xây dựng hòa bình có trách nhiệm giới bằng việc xác định những trở ngại hiện tại ngăn cản vai trò trung tâm của phụ nữ trong xây dựng hòa bình; và hình thành các giải pháp để vượt qua những thách thức này, bao gồm tận dụng các yếu tố hỗ trợ hiện có và cách thực hiện tốt để đẩy nhanh việc đạt được các kết quả WPS cụ thể.
Cụ thể hơn, kết quả sự kiện là việc thông qua Bản tóm tắt của Chủ tịch Hội nghị, sẽ được gửi tới Chủ tịch Đại Hội đồng, Hội đồng Bảo an và Ủy ban Xây dựng Hòa bình như một đóng góp cho Đánh giá năm 2020 về Cơ chế Xây dựng Hòa bình của LHQ và tiến độ của Chương trình Nghị sự WPS
Để có thêm thông tin về Chương trình Hội nghị xin vui lòng liên hệ:
- Bà Lê Thanh Forsberg, Chuyên gia về Đối tác và Kết quả Chiến lược
- Văn phòng Điều phối viên Thường trú của LHQ tại Việt Nam
- Email: lethanh.forsberg@one.un.org
- Bà Phạm Huyền Mai, Chuyên viên
- Vụ Tổ chức Quốc tế, Bộ Ngoại giao, Việt Nam
- Email: phamhuyenmai@gmail.com
Về thông tin truyền thông:
- Ông Trịnh Anh Tuấn, Cán bộ Chương trình cấp cao về Truyền thông
- Văn phòng Điều phối viên Thường trú LHQ tại Việt Nam
- Email: trinh.anh.tuan@one.un.org
- Di động: +84 (0) 90 329 6393
- Bà Yoomi Jun, Cán bộ Truyền thông
- Văn phòng Điều phối viên Thường trú LHQ tại Việt Nam
- Email: yoomi.jun@one.un.org
- Di động: +84 (0) 79 409 0421