Nhóm của chúng tôi trong Việt Nam

Ms Pauline Tamesis

Pauline Tamesis

RCO
Điều phối viên Thường trú
 
 
 
Bà Pauline Tamesis, quốc tịch Phi-líp-pin, đã có hơn 20 năm kinh nghiệm đảm nhiệm các vị trí lãnh đạo cấp cao, dẫn dắt những thay đổi quan trọng vì sự phát triển bền vững. Bà đảm nhiệm vị trí Điều phối viên thường trú Liên Hợp Quốc tại Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam vào ngày 18/6/2022.
Trước khi công tác tại Việt Nam, bà Pauline là Điều phối viên thường trú LHQ tại Cam-pu-chia. Trên cương vị này, bà Tamesis đã xác lập vị trí và vai trò của LHQ là một đối tác cung cấp giải pháp và sáng tạo phát triển, giúp Cam-pu-chia phục hồi sau đại dịch COVID-19 một cách bền vững, bao trùm và bình đẳng, đồng thời thúc đẩy việc đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững.
Trước đó, bà là Trưởng ban hỗ trợ và đảm bảo chất lượng quốc gia của UNDP tại Văn phòng khu vực Châu Á-Thái Bình Dương (2016-2018), nơi bà chịu trách nhiệm giám sát hoạt động của UNDP tại 24 quốc gia. Là Trưởng ban hỗ trợ quốc gia, bà đã dẫn dắt việc xây dựng các mô hình hoạt động mới về phát triển và cung cấp những giải pháp đột phá cho những vướng mắc trong vận hành.
Đam mê sáng tạo của bà Pauline được thăng hoa khi bà làm Giám đốc Quốc gia UNDP tại Băng-la-đét từ năm 2013-2016, nơi bà lãnh đạo văn phòng UNDP tại đây gây dựng được nguồn ngân sách 500 triệu đô la để đối mặt với các vấn đề trong tương lai, bao gồm giảm nghèo đô thị, bảo trợ xã hội, năng lượng tái tạo, thành phố bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Là một nhà cố vấn chính sách, bà có năng lực chuyên môn về quản trị, chống tham nhũng, bình đẳng giới, và trao quyền cho phụ nữ. Bà đã đảm nhận vai trò lãnh đạo về thực hành quản trị tại Trung tâm của UNDP khu vực Châu Á-Thái Bình Dương từ năm 2008 tới năm 2013. Bà Pauline cũng đã từng đảm nhận vị trí Quản lý thực hành quản trị từ năm 2006 tới 2008 và Chuyên gia tư vấn về chống tham nhũng từ năm 1998 tới năm 2006 tại Cơ quan chính sách phát triển của UNDP của khu vực.
Bà Pauline là một nhà lãnh đạo đã được kiểm chứng năng lực, với kinh nghiệm đã được ghi nhận trong quá trình lãnh đạo hệ thống phát triển của LHQ tại những môi trường phức tạp, cũng như xây dựng các công cuộc chuyển đổi. Bà có kỹ năng giao tiếp, ứng xử tốt, mang lại năng lượng tích cực, tư duy đổi mới, và cam kết lãnh đạo hợp tác. Bà có bằng MBA của đại học Georgetown tại Washington, D.C. và bằng cử nhân tố nghiệp loại xuất sắc về kinh tế quản lý tại đại học Ateneo de Manila, Phi-líp-pin. Bà Pauline cũng đã hoàn thành các khóa học chuyên sâu tại Viện Quản trị Kinh doanh châu Âu (INSEAD ở Pháp), tại Viện Giáo dục Điều hành Aresty thuộc trường Wharton (Mỹ) và Học viện Chính sách công Lý Quang Diệu (Xing-ga-po).
Bà Pauline kết hôn với ông Anthony Dimayuga và có hai con trai ở độ tuổi thanh thiếu niên - Lucas Dimayuga và Thomas Dimayuga.
Mr. Ambrosio Barros

Ambrosio Barros

IFAD
Giám đốc Quốc gia
 
 
 
Ông Ambrosio N. Barros đảm nhận chức vụ Trưởng Văn phòng Đa quốc gia khu vực Mekong, Trưởng Đại diện IFAD tại Việt Nam và Giám đốc Quốc gia của IFAD tại Lào, Myanmar và Thái Lan. Ông hiện đang làm việc tại Hà Nội, trước đó ông giữ cương vị Trưởng Văn phòng Đa quốc gia khu vực Nam Phi của IFAD tại Johannesburg. Sau khi gia nhập IFAD vào năm 2010, ông đã đảm nhận vị trí lãnh đạo các chương trình IFAD ở nhiều quốc gia khác nhau bao gồm Cộng hòa Dân chủ Congo, Cape Verde, Mozambique, Haiti, Malawi và Zambia. Trước khi làm việc tại IFAD, ông từng quản lý Chương trình Thạc sĩ thuộc Viện nghiên cứu chính trị Paris, Pháp và là nhà ngoại giao của Bộ Ngoại giao Angola. Ông Barros có bằng Cử nhân Lịch sử và Khoa học Xã hội và hai bằng Thạc sĩ về Lịch sử Quan hệ Quốc tế của Đại học Sorbonne ở Paris, Pháp và Hành chính công và Chính sách công với chuyên ngành Phát triển Kinh tế và Chính trị từ Đại học Columbia tại New York, Hoa Kỳ.
Angela Pratt

Angela Pratt

WHO
Trưởng Đại diện
 
 
 
Tiến sỹ Angela Pratt nhậm chức Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam vào ngày 03 tháng 10 năm 2022.

Bà Angela có hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực y tế công cộng quốc tế và hoạch định chính sách y tế quốc gia, với chuyên môn đặc biệt về chính sách y tế, chiến lược và truyền thông, và phòng chống và kiểm soát các bệnh không lây nhiễm.

Trước khi chuyển đến Văn phòng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam (WHO Việt Nam), bà Angela đã đảm nhiệm vai trò là Giám đốc của Văn phòng Giám đốc Khu vực, và Giám đốc Truyền thông và Đối ngoại tại Văn phòng Khu vực Tây Thái Bình Dương của WHO, trụ sở đặt tại Manila. Với vai trò này, bà đã lãnh đạo đặt nền móng và xây dựng chương trình Truyền thông Sức khỏe (C4H) của Khu vực Tây Thái Bình Dương của WHO. Bà Angela bắt đầu gia nhập WHO từ năm 2012, tại Văn phòng đại diện của WHO ở Trung Quốc, tại đây, bà đã điều hành công tác kiểm soát thuốc lá của WHO ở Trung Quốc trong hơn 4 năm.

Trước đó, bà Angela từng là Cố vấn trưởng cho nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế của Úc – quê hương của bà, từ năm 2008-2011. Trong thời gian đó bà đã tham gia chặt chẽ vào quá trình ban hành luật đóng gói thuốc lá bao bì trơn đầu tiên trên thế giới của Úc, cùng với một loạt các cải cách khác trong hệ thống y tế của Úc.
Bà Angela có bằng Cử nhân Danh dự và bằng Tiến sỹ Xã hội học và Chính trị tại Đại học Wollongong, Úc, và bằng Thạc sĩ Y tế Công cộng tại Đại học Liverpool, Vương quốc Anh. Bà đã kết hôn và có hai con gái sinh đôi.
Caroline T. Nyamayemombe

Caroline T. Nyamayemombe

UN Women
Trưởng Đại diện
 
 
 
Bà Caroline Nyamayemombe là người Zimbabwe với hơn 20 năm kinh nghiệm làm việc trong hệ thống Liên Hợp Quốc, bao gồm Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (2002-2015) và UN Women (2015 đến nay). Sự nghiệp của bà bắt đầu với tổ chức xã hội dân sự, làm việc với những phụ nữ sống sót sau bạo lực gia đình và bị ảnh hưởng bởi HIV.

Bà Caroline hiện là Phó đại diện quốc gia của UN Women tại Papua New Guinea, và bà đã đảm nhận các vai trò khác nhau trong thiết kế và thực hiện chương trình, điều phối liên cơ quan, tư vấn chính sách, quản lý và lãnh đạo ở Zimbabwe, Nam Sudan, các văn phòng khu vực Đông và Nam Phi, Tây và Nam Phi, Trung Phi và Papua New Guinea.

Những điểm nổi bật chính trong đóng góp của bà cho công việc phát triển, hòa bình và nhân đạo bao gồm chỉ đạo hoạt đông hỗ trợ cho Nghị quyết CSW 60/2 do Tổ chức Hợp tác Phát triển Nam Phi (SADC) tài trợ về Phụ nữ, Trẻ em gái và HIV/AIDS; phối hợp ứng phó với bạo lực giới BLG trong bối cảnh khủng hoảng khẩn cấp L3 ở Nam Sudan, dẫn đầu việc triển khai Chiến lược thay đổi hành vi phòng chống HIV quốc gia của Zimbabwe, chiến lược đã góp phần đáng kể vào sự suy giảm HIV trong đại dịch AIDS ở Zimbabwe vào khoảng năm 2008; thiết lập trung tâm một cửa phi tập trung đầu tiên của Zimbabwe cho các dịch vụ bạo lực giới ở cấp địa phương; cố vấn và huấn luyện các thành viên trong nhóm theo đuổi ước mơ của họ.

Bà Caroline có bằng Cử nhân Khoa học về Khoa học Sinh học và Địa chất và bằng Thạc sĩ Nghiên cứu Dân số, cả hai bằng cấp của Đại học Zimbabwe và một số bằng cấp sau đại học về lãnh đạo và quản lý. Bà kết hôn với Ernest và họ có ba người con. Ngoài niềm đam mê bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ, Caroline còn yêu thích công việc nông trại, âm nhạc và khiêu vũ.
Ingrid Christensen - ILO Viet Nam Country Director

Ingrid Christensen

ILO
Giám Đốc Văn Phòng
 
 
 
Bà Ingrid Christensen, quốc tịch Đan Mạch, đảm nhiệm vị trí Giám đốc Văn phòng ILO Việt Nam từ tháng tư năm 2022. Bà đã và đang công tác ở những vị trí khác nhau tại Văn phòng ILO khu vực, tiểu khu vực và quốc gia, cũng như trong Chính phủ Đan Mạch. Trước khi giữ cương vị hiện tại, bà từng là Giám đốc Văn phòng ILO tại Pakistan từ năm 2016 đến năm 2022, Quyền Giám đốc Văn phòng ILO tại Afghanistan và Bangladesh, cũng như là Chuyên gia Cao cấp về An toàn Vệ sinh Lao động của Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Ngoài ra, bà có 15 năm kinh nghiệm công tác trong Cơ quan Quản lý Môi trường Làm việc, Bộ Việc làm, bao gồm thời gian công tác ngắn hạn tại Bộ Ngoại giao. Bà Christensen là Thạc sĩ Dược, trường Dược Hoàng gia Đan Mạch (nay là trường Đại học Copenhagen).
Jonathan Baker

Jonathan Baker

UNESCO
Trưởng Đại diện
 
 
 
Jonathan W. Baker là Trưởng Đại diện UNESCO tại Việt Nam từ tháng 01 năm 2024. Ông đã có 20 năm làm việc cho UNESCO tại trụ sở chính và các văn phòng khu vực.

Từ năm 2018 đến năm 2024, ông Baker là Cố vấn khu vực, phụ trách mảng Khoa học tự nhiên và là Trưởng ban Khoa học tự nhiên của Văn phòng UNESCO khu vực Châu Âu về Khoa học tự nhiên và Văn hóa. Tại đây, ông phụ trách các chương trình của UNESCO về khoa học tự nhiên, môi trường, biến đổi khí hậu.
Từ năm 2015 đến 2018, ông phụ trách điều phối Chương trình Con người và Sinh quyển, tập trung vào mảng đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu tại Văn phòng UNESCO khu vực Châu Mỹ La tinh và Ca Ri Bê tại Montevideo, Uruguay.
Trước đó, từ năm 2009 đến 2015, ông phụ trách các chương trình về khoa học tự nhiên trong các lĩnh vực đa dạng sinh học, nước và biến đổi khí hậu tại Văn phòng UNESCO khu vực Trung Mỹ và Mexico tại San Jose, Costa Rica.
Năm 2006 đến 2009, ông làm việc tại văn phòng của Tổng Giám đốc UNESCO tại Paris, là đầu mối của các chương trình khoa học tự nhiên, xây dựng kế hoạch chiến lược và đối tác tư nhân.
Từ năm 2003 đến 2006, ông làm việc tại Chương trình Thủy văn Quốc tế của UNESCO tại Paris.

Ông Jonathan W. Baker có bằng cử nhân về Quan hệ Quốc tế của Đại học Tufts và bằng Tiến sĩ Luật tại Trường Luật của Đại học Tulane, Hoa Kỳ.
Kendra Rinas

Kendra Rinas

IOM
Trưởng Phái đoàn
 
 
 
Bà Kendra Rinas được Tổng Giám đốc Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) bổ nhiệm làm Trưởng Phái đoàn IOM tại Hà Nội, Việt Nam từ tháng 11 năm 2024. Trước đó, bà Kendra là Trưởng Phái đoàn IOM tại Kuala Lumpur, Malaysia từ năm 2018 - 2024, Trưởng Văn phòng IOM và Giám đốc tái định cư khu vực tại Damak, Nepal (2012 - 2018) và giữ các chức vụ về tái định cư cho người tị nạn tại Nairobi (2011 - 2012), Chad (2010 - 2011) và Accra, Ghana (2006 - 2010).

Bà Kendra có hơn 19 năm kinh nghiệm trong việc quản lý di cư, giám sát các chương trình bao gồm chương trình tái định cư cho người tị nạn, sức khỏe người di cư, ứng phó với di cư ép buộc, chống lao động cưỡng bức, phòng, chống mua bán người, và hợp tác với các chính phủ, tổ chức phi chính phủ, người di cư và khu vực tư nhân để thúc đẩy quản lý di cư.

Bà Kendra là Thạc sĩ chuyên ngành lãnh đạo tổ chức, Đại học Quinnipiac, Connecticut, Hoa Kỳ và Cử nhân về Khoa học Chính trị và Tôn giáo, Đại học Gustavus Adolphus, Minnesota, Hoa Kỳ.

Bà Kendra là công dân Hoa Kỳ.
Thao_for website

Le Thanh Thao

UNIDO
Đại diện Quốc gia
 
 
Bà Lê Thanh Thảo có hơn hai mươi năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển công nghiệp và kinh doanh ở cả cấp chính sách và cấp thực hành tại cơ sở. Bà đã làm việc tại Văn phòng Quốc gia UNIDO Việt Nam từ năm 2008 với tư cách là Cán bộ Chương trình Quốc gia và sau đó là Đại diện Quốc gia, phụ trách điều phối và giám sát các dự án và chương trình của UNIDO tại Việt Nam trong các lĩnh vực khác nhau, bao gồm phát triển khu vực tư nhân/doanh nghiệp vừa và nhỏ; năng lực cạnh tranh thương mại; công nghiệp và thương mại; năng lượng và môi trường; khu công nghiệp sinh thái; chế biến nông sản và phát triển chuỗi giá trị; v.v ... Bà Thảo cũng tham gia nhiều hoạt động nghiên cứu và vận động chính sách với Chính phủ Việt Nam về các lĩnh vực như cạnh tranh công nghiệp, xúc tiến đầu tư, công nghiệp xanh, công nghệ khoa học và đổi mới sáng tạo cũng như kinh tế tuần hoàn.
Trước khi gia nhập UNIDO, Bà quản lý công ty riêng của mình, cung cấp tư vấn đầu tư và xúc tiến thương mại cho các tiểu ngạch của nghành chế biến, chế tạo. Bà sở hữu bằng Thạc sĩ điều hành cao cấp của Trường Kinh doanh Shidler thuộc trường Đại học Hawaii tại Manoa, Hoa Kỳ (2004-2006). Trước đó, Bà đã nhận được một bằng cử nhân Kinh tế đối ngoại tại Đại học Ngoại thương Hà Nội.
Matt Jackson, UNFPA representative

Matt Jackson

UNFPA
Trưởng Đại diện
 
 
 
Ông Matt Jackson, quốc tịch Anh, đã chính thức nhiệm kỳ Trưởng Đại diện của UNFPA tại Việt Nam từ tháng 8 năm 2023.

Trước khi đến làm việc tại Việt Nam, ông Matt giữ cương vị Giám đốc Văn phòng đại diện của UNFPA tại London phụ trách các nước Ireland, Italy, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Vương Quốc Anh. Nhiệm vụ chính của ông là xây dựng các chiến lược chính trị, phát triển quan hệ đối tác trong các lĩnh vực như công nghệ và công nghiệp thời trang, vận động chính sách nhằm đạt được các mục tiêu ở cấp quốc gia.

Ông Matt có hơn 20 năm kinh nghiệm trong các diễn đàn quốc tế và đa phương đặc biệt trong lĩnh vực phát triển bền vững, bình đẳng giới, quyền con người và biến đổi khí hậu.

Trước khi tham gia UNFPA vào năm 2017, ông Matt Jackson là một nhà ngoại giao của Bộ Ngoại giao Anh, tham gia Phái đoàn của Vương Quốc Anh tại Liên Hợp Quốc ở New York với tư cách là Vụ Trưởng Vụ Hợp tác Phát triển Quốc tế về Biến đổi khí hậu và ông đã tham gia vào quá trình đàm phán và xây dựng các Mục tiêu Phát triển Bền vững. Trước đó, tại Bộ Ngoại giao Anh ông đã đảm nhiệm nhiều công việc khác nhau như Trưởng các Chương trình chiến lược về quyền con người và bình đẳng giới; Chánh văn phòng Đặc phái viên về biến đổi khí hậu cho Bộ Trưởng Bộ Ngoại giao Anh; và Trưởng nhóm biến đổi khí hậu và kinh tế khí hậu châu Âu. Ông Matt cũng đã từng công tác tại Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) tại Paris, và là Trưởng nhóm về Phát triển Bền vững của Bộ Môi Trường, Lương thực, thực phẩm và Nông thôn của Vương Quốc Anh.

Ông Matt Jackson tốt nghiệp Thạc sỹ Phát triển Quốc tế từ Học viện SOAS, Đại học London, London, và bằng cử nhân (kép) tiếng Tây Ban Nha và tiếng Pháp tại Trường Đại học Manchester.
UNODC_Minh

Nguyen Nguyet Minh

UNODC
Cán bộ Phụ trách
 
 
Bà Nguyễn Nguyệt Minh hiện là Phụ trách Văn phòng quốc gia của Cơ quan Phòng, chống ma túy và tội phạm của Liên Hợp Quốc (UNODC) tại Việt Nam. Kể từ năm 2012, bà phụ trách chương trình Tư pháp Hình sự của UNODC tại Việt Nam với mục tiêu tăng cường hệ thống tư pháp hình sự cho các nhóm dễ bị tổn thương và yếu thế bao gồm phụ nữ và trẻ em. Bà có hơn 17 năm kinh nghiệm làm việc tại tổ chức chính phủ cũng như phi chính phủ về các vấn đề phát triển. Trước khi làm việc tại UNODC, trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến năm 2012, bà là Điều phối viên chương trình và sau đó là Giám đốc quốc gia của tổ chức Oxfam-Québec. Trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2007, bà là Cán bộ chương trình quốc gia của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Tây Ban Nha (AECI) tại Việt Nam. Từ năm 2000 đến năm 2003, bà là cán bộ của Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
Bà Nguyễn Nguyệt Minh có bằng Thạc sỹ về Chính trị và Chính sách và Thạc sỹ về Nghiên cứu phát triển (tốt nghiệp loại xuất sắc) của Trường Đại học Katholieke Universiteit Leuven (Vương quốc Bỉ), Cử nhân Quan hệ quốc tế của Học viện Quan hệ Quốc tế và Cử nhân Luật của Trường Đại học Luật Hà Nội (Việt Nam).
Raman Hailevich

Raman Hailevich

UNAIDS
Giám đốc Quốc gia
 
 
 
Ông Raman Hailevich bắt đầu nhiệm kỳ công tác trên cương vị Giám đốc Quốc gia của UNAIDS ở Việt Nam vào tháng 11 năm 2024. Ông bắt đầu làm việc cho Liên Hợp Quốc vào năm 1998 tại quê hương ông ở Belarus. Từ tháng 8 năm 2001, ông Hailevich làm việc cho UNAIDS trên các cương vị công tác khác nhau ở cấp quốc gia, khu vực và toàn cầu. Nhiệm kỳ công tác gần nhất của ông Hailevich là ở Ukraine trên cương vị Giám đốc Quốc gia của UNAIDS, từ năm 2018 đến 2024.

Ông Hailevich có bằng Thạc sỹ về Giáo dục của Học viện Sư phạm Quốc gia ở Minsk (năm 1993) và bằng Thạc sỹ về Chính sách trong phòng, chống ma túy của Trường Hoàng gia thuộc Đại học tổng hợp London (năm 2005). Ông sử dụng thành thạo tiếng Nga, tiếng Anh và tiếng Pháp.

Ông Hailevich có gia đình và hai con.
Ramla Khalidi - ảnh chân dung

Ramla Khalidi

UNDP
Trưởng Đại diện Thường trú
 
 
 
Bà Ramla Khalidi được bổ nhiệm làm Đại diện thường trú của UNDP Việt Nam.

Trước khi được bổ nhiệm, bà Khalidi từng là Đại diện thường trú của UNDP Damascus tại Syria từ năm 2019-2022. Bà là Trưởng phòng Chiến lược, Đánh giá và Đối tác tại Ủy ban Kinh tế và Xã hội của Liên hợp quốc khu vực Tây Á (ESCWA) từ năm 2013-2019, nơi bà chịu trách nhiệm xây dựng quan hệ đối tác và chiến lược huy động nguồn lực, chiến lược đánh giá, và thúc đẩy các sáng kiến liên ngành. Trước đó, bà Khalidi là Giám đốc Hợp tác Kỹ thuật từ năm 2010-2012 tại ESCWA, nơi bà quản lý các dịch vụ tư vấn và nâng cao năng lực cũng như các dự án thực địa ở các nước thành viên ESCWA. Bà cũng từng công tác tại ESCWA từ năm 2007-2010 tập trung vào nghiên cứu và các chương trình liên quan đến chính sách xã hội và phát triển bao trùm. Trước đó, bà từng đảm nhiệm vị trí Phó Giám đốc, Cơ sở Nguồn lực Tiểu khu vực cho các Quốc gia Ả Rập tại UNDP Beirut từ năm 2003-2007.

Bà Khalidi đã làm việc trong tổ chức Liên Hợp Quốc từ năm 1996 khi bà gia nhập Văn phòng khu vực của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc cho các Quốc gia Ả Rập tại New York với tư cách là Chuyên gia liên kết làm việc về các vấn đề Đói nghèo trong khu vực. Sau đó, bà chuyển công tác đến Văn phòng UNDP Khu vực ở Beirut, nơi bà tham gia hỗ trợ các Văn phòng UNDP Quốc gia tại Khu vực Ả Rập về thiết kế, giám sát và đánh giá chương trình. Trước khi gia nhập Liên Hợp Quốc, bà Khalidi đã có hơn 3 năm làm trợ lý nghiên cứu ở London, và có nhiều năm kinh nghiệm làm phóng viên tại Lebanon.

Bà Khalidi có bằng Thạc sĩ về Nghiên cứu Ả Rập của Đại học Georgetown và bằng Cử nhân về Quan hệ Quốc tế và Lịch sử của Đại học Tufts.
Ông Rémi Nono Womdim

Rémi Nono Womdim

FAO
Trưởng Đại diện
 
 
 
Ông Rémi Nono Womdim được bổ nhiệm làm Trưởng Đại diện Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) tại Việt Nam từ tháng 10 năm 2021. Trước khi đến Việt Nam, ông từng giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật (NSP) tại trụ sở FAO ở Rome (Ý) từ năm 2018 đến năm 2021, kiêm Thư ký Công ước Rotterdam tại FAO từ năm 2020. Ông Nono Womdim bắt đầu làm việc tại Trụ sở FAO (Rome) với Chương trình Trồng trọt Toàn cầu từ năm 2009. Từ năm 2012 – 2014, ông là Chuyên viên phụ trách Chương trình Phát triển Ngành sản xuất giống tại NSP. Ông cũng từng làm Trưởng Đại diện FAO tại Cabo Verde từ 2014 – 2018. Một trong những thành tựu nổi bật của ông là đã chỉ đạo thành lập các diễn đàn đa đối tác, khuyến nghị và hướng dẫn xây dựng các chính sách và chiến lược quốc gia để phát triển ngành sản xuất giống và nghề làm vườn tại các nước thành viên ở châu Phi, vịnh Ca-ri-bê, châu Á và vùng Cận Đông. Ngoài ra, ông còn dẫn dắt các nỗ lực huy động nguồn lực ở cấp quốc gia và toàn cầu, hướng dẫn quản lý các chương trình đa phương và các nhóm công tác đa văn hóa trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Ông Nono Womdim bắt đầu sự nghiệp của mình vào năm 1988 với tư cách là cộng tác viên nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc gia Pháp (INRA), đồng thời là Giảng viên tại Đại học Avignon và Pays du Vaucluse ở Avignon (Cộng hòa Pháp). Các vị trí khác mà ông Nono Womdim từng đảm nhiệm bao gồm: Chuyên gia Rau/Bệnh học Thực vật tại Trung tâm Rau Thế giới ở Arusha, Tanzania (1994-2001); Giám đốc Nghiên cứu và Phát triển tại Tập đoàn Technisem-Tropicasem ở Savigny-sur-Orge (Cộng hòa Pháp) và ở Dakar (Senegal) (2001 – 2007); Quản đốc Nghiên cứu và Cán bộ Liên lạc tại Trung tâm Rau Thế giới ở Arusha (2007 – 2009).

Ông Nono Womdim có bằng Tiến sĩ Khoa học chuyên ngành Khoa học Đời sống và Thạc sĩ Khoa học chuyên ngành Bệnh học Thực vật tại Đại học Paris XI (Công hòa Pháp).
Silvia Danailov

Silvia Danailov

UNICEF
Trưởng Đại diện
 
 
 
Bà Silvia Danailov hiện là Trưởng đại diện của UNICEF tại Việt Nam.

Trước khi được bổ nhiệm, bà từng là Trưởng Đại diện UNICEF tại Sénégal và giữ nhiều vai trò lãnh đạo cấp cao của UNICEF tại Trụ sở chính của UNICEF, cũng như tại Haiti, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Myanmar, Cộng hòa Dân chủ Congo và Somalia.

Bà Silvia đến UNICEF với kinh nghiệm làm việc trước đây về các vấn đề phát triển trẻ em và quyền trẻ em ở Thụy Sĩ.

Với quyết tâm mang đến hiệu quả tích cực tới công tác bảo vệ và hỗ trợ trẻ em và phụ nữ, bà Silvia, với hơn 25 năm kinh nghiệm về phát triển và nhân đạo của mình nhằm đạt được kết quả cụ thể cho các đối tượng dễ bị tổn thương nhất.

Bà Silvia có bằng Cử nhân Khoa học Chính trị và bằng Thạc sĩ về Quan hệ Quốc tế, tập trung vào luật công quốc tế.

Mang quốc tịch Thụy Sĩ và Serbia, bà đã kết hôn và có một con trai và một con gái: Julian (12 tuổi) và Jodi (8 tuổi). Ngoài công việc và dành thời gian cho gia đình, bà thích đọc sách, vui chơi và xem kịch, bơi lội và uống cà phê.