Latest
Thông cáo báo chí
22 tháng 6 2022
Chung tay cải thiện các dịch vụ thiết yếu hỗ trợ phụ nữ và trẻ em bị bạo lực trên cơ sở giới
Tìm hiểu thêm
Thông cáo báo chí
30 tháng 3 2022
Ban Điều hành của Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc – UNFPA vừa thông qua Chương trình Quốc gia mới cho Việt nam, giai đoạn 2022 – 2026, không để ai bị bỏ lại phía sau trong nỗ lực đạt được các Mục tiêu Phát triển bền vững vào năm 2030
Tìm hiểu thêm
Thông cáo báo chí
30 tháng 3 2022
Gần một nửa số trường hợp mang thai là ngoài ý muốn—một cuộc khủng hoảng toàn cầu, theo báo cáo mới của UNFPA
Tìm hiểu thêm
Latest
Các Mục tiêu Phát triển Bền vững tại Việt Nam
Các Mục tiêu Phát triển Bền vững kêu gọi hành động toàn cầu nhằm xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường và khí hậu trái đất và đảm bảo mọi người ở khắp mọi nơi có thể tận hưởng hòa bình và thịnh vượng. Đây là những mục tiêu mà Liên Hợp Quốc đang thực hiện ở Việt Nam.
Câu chuyện
03 tháng 12 2021
Nguy cơ nhiễm HIV là có thật do những khoảng trống trong kiến thức về sức khỏe tình dục và HIV của thanh niên Việt Nam
Trong khuôn khổ chiến dịch Tự do và Bình đẳng năm 2021, Mạng lưới quần thể đích trẻ Việt Nam (VYKAP) đã tổ chức tiếp cận, cung cấp thông tin, tư vấn về HIV và an toàn tình dục cho các bạn trẻ vào ngày 06 tháng 11 năm 2021.
Hoạt động thông tin và tư vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện do cộng đồng làm chủ này mang đến cho các bạn trẻ có dịp đi qua một không gian tin cậy và thoải mái để tiếp nhận thông tin về HIV và an toàn tình dục, và làm xét nghiệm sàng lọc HIV, với mọi thông tin cá nhân được bảo mật.
Hai bạn sinh viên trong số các bạn trẻ tham gia xét nghiệm sàng lọc HIV tại quầy cho kết quả phản ứng với HIV, và sau đó được xét nghiệm khẳng định là có HIV dương tính.
Mai (không phải tên thật) là một phụ nữ chuyển giới. Mai sinh năm 2003 với giới tính sinh học là nam và được nuôi lớn như một cậu bé ở một huyện ngoại thành Hà Nội. Mai bắt đầu quan hệ tình dục ở tuổi 15 với bạn tình là nam giới. Sau khi xa gia đình để học đại học ở trung tâm thành phố Hà Nội, Mai đã kết nối với nhiều bạn tình thông qua mạng xã hội.
Mai cân nhắc có quan hệ tình dục hay không đơn giản bằng cách quan sát xem tại nơi ở của bạn tình có thuốc kháng vi rút ARV hay không mà không cần kiểm tra kỹ lưỡng tình trạng nhiễm HIV hoặc tải lượng vi rút của họ. Kết quả xét nghiệm sàng lọc âm tính với HIV trong lần tự xét nghiệm đầu tiên vào tháng 5 năm nay nên sau đó Mai đã không sử dụng bao cao su thường xuyên với bạn tình của mình cho tới tháng 10 -- khoảng thời gian xảy ra đợt bùng phát COVID-19 lần thứ tư tại Việt Nam.
“Có phải em bị nhiễm HIV từ những vết xước khi em ngã xuống gần bãi rác bên đường, hay do em bị va quệt vào đinh trên tường quán cà phê không ạ?” Không nghĩ đến lý do nhiễm HIV là từ hành vi tình dục không an toàn, Mai lại nhầm lẫn mà nghi ngờ rằng việc nhiễm HIV của mình là do những vết trầy xước rướm máu. Kiến thức không đồng bộ và những khoảng trống trong giáo dục giới tính và tình dục toàn diện đã cản trở thanh thiếu niên trong việc áp dụng hiệu quả các biện pháp chăm sóc sức khỏe và giảm hại dự phòng lây nhiễm HIV.
Mặc dù đã tiếp xúc với các thông tin về sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục thông qua các trang mạng xã hội của cộng đồng nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) từ khi còn rất nhỏ nhưng kiến thức về HIV của Mai vẫn còn thiếu và yếu. Ngoài ra, cũng còn những khoảng kênh giữa kiến thức HIV của Mai với kỹ năng và tâm lý để áp dụng các biện pháp an toàn tình dục một cách nhất quán.
Đức (không phải tên thật) là bạn sinh viên thứ hai xét nghiệm khẳng định dương tính với HIV. Sinh ra và lớn lên ở một tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam, chàng trai 21 tuổi suýt bỏ chạy khỏi quầy xét nghiệm vì sốc khi nhận được kết quả xét nghiệm sàng lọc có phản ứng với HIV.
Đức nhận thấy mình bị hấp dẫn bởi nam giới vào năm 18 tuổi, và bắt đầu có quan hệ tình dục với người đồng giới ở tuổi đó. Do lầm tưởng rằng hành vi quan hệ tình dục đồng giới ít rủi ro hơn quan hệ tình dục khác giới nên Đức đã không sử dụng bao cao su thường xuyên.
Đây là lần đầu tiên Đức được cung cấp thông tin, tư vấn và xét nghiệm sàng lọc HIV. “Em cứ nghĩ HIV là gắn liền với mại dâm và sử dụng ma túy. Để tránh bj bạn bè phân biệt đối xử, em đã giấu việc em đang uống thuốc ARV”. Đức chia sẻ “Em cảm thấy mình sẽ không bao giờ có thể yêu được nữa”.
Thanh niên trong nhóm MSM có nguy cơ cao lây nhiễm HIV. Theo số liệu của Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế, hơn 79% tổng số người nhiễm HIV mới phát hiện trong 9 tháng đầu năm 2021 là lây truyền HIV qua quan hệ tình dục, còn số lây nhiễm HIV qua tiêm chích ma túy chỉ chiếm 9,9%. Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm MSM đã tăng từ 5,7% vào năm 2015 lên tới 13,3% vào năm 2020. Còn nhóm chuyển giới nữ, số liệu nghiên cứu trên qui mô hạn chế tại tp. HCM cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm này có thể cao tới 16% - 18%.
“Giáo dục giới tính và tình dục toàn diện, đặc biệt là kiến thức và kỹ năng thực hành tình dục an toàn, là vô cùng cần thiết để đảm bảo những người trẻ có hành vi quan hệ tình dục an toàn hơn và dự phòng được lây nhiễm HIV”, anh Vũ Trần Dũng, Mạng lưới quần thể đích trẻ Việt Nam (VYKAP) chia sẻ.
Liên Hợp Quốc tại Việt Nam kêu gọi các nỗ lực hơn nữa trong việc lấp đầy khoảng trống trong kiến thức về tính dục, sức khỏe tình dục và sinh sản, ở cả trong và ngoài trường học. Giáo dục giới tính và tình dục toàn diện là một can thiệp thiết yếu để giúp dự phòng lây nhiễm HIV trong giới trẻ và cũng để nâng cao năng lực cho những người trẻ tuổi nhận thức và bảo vệ sức khỏe toàn diện. Với kiến thức đúng và toàn diện, những người trẻ tuổi có thể ra quyết định một cách có trách nhiệm và an toàn hơn về giới và tính dục.
Reference UNFE (2021). KHỞI ĐỘNG CHIẾN DỊCH TỰ DO VÀ BÌNH ĐẲNG CỦA LIÊN HỢP QUỐC NĂM 2021: ĐỂ ĐẢM BẢO CÁC TRƯỜNG HỌC AN TOÀN HƠN CHO NGƯỜI LGBTIQ+. Truy cập từ: https://vietnam.un.org/en/156414-2021-un-free-equal-campaign-launch-safer-schools-lgbtiq-people?fbclid=IwAR2SpQBNm999FKGt8TSEOEUyembGTsOc-RnzTNjMllfVXd1qtNnDr7SrHkM
Reference UNFE (2021). KHỞI ĐỘNG CHIẾN DỊCH TỰ DO VÀ BÌNH ĐẲNG CỦA LIÊN HỢP QUỐC NĂM 2021: ĐỂ ĐẢM BẢO CÁC TRƯỜNG HỌC AN TOÀN HƠN CHO NGƯỜI LGBTIQ+. Truy cập từ: https://vietnam.un.org/en/156414-2021-un-free-equal-campaign-launch-safer-schools-lgbtiq-people?fbclid=IwAR2SpQBNm999FKGt8TSEOEUyembGTsOc-RnzTNjMllfVXd1qtNnDr7SrHkM
1 of 5

Câu chuyện
01 tháng 12 2021
Chương trình cấp thuốc Methadone nhiều ngày để sử dụng tại nhà trong thời gian giãn cách xã hội
Minh (tên nhân vật đã được thay đổi), lớn lên ở thành phố Hồ Chí Minh và là con trai duy nhất trong gia đình nên được cưng chiều. Minh nghiện từ khi còn trong độ tuổi niên thiếu. Do bạn bè lôi kéo, cậu bắt đầu hút heroin. Lâu dần, ma túy ngày càng ám ảnh Minh nhiều hơn, và những khoảng thời gian Mình tỉnh táo trong ngày cũng dần rút ngắn lại. Mỗi ngày, Minh đều mê mải đi tìm cảm giác sung sướng nhờ tiêm chích heroin.
Những năm tháng vật lộn với chứng nghiện heroin của Minh cũng là một cuộc đấu tranh của cả gia đình. Nhờ thu nhập của cha, gia đình Minh sống khá dư dả. Minh liên tục lấy tiền của gia đình để thỏa mãn nhu cầu sử dụng heroin ngày càng nhiều của bản thân. Rồi đến một ngày, sau nhiều nỗ lực không thành để giúp Minh thoát nghiện, cha mẹ Minh đành bỏ mặc con trai mình.
COVID-19 bùng phát khắp Việt Nam và cướp đi sinh mạng của cha Minh vào tháng 4 năm 2021. Mọi thứ Minh vẫn hưởng và coi là nghiễm nhiên đã sụp đổ. Chỉ đến lúc này, Minh mới nhận ra rằng trách nhiệm chăm sóc gia đình bây giờ chính là trách nhiệm của mình. Minh tự nguyện tham gia điều trị nghiện heroin bằng methadone ở một phòng khám gần nhà.
Thời điểm tháng 6 năm 2021, Minh đã đều đặn uống một liều methadone mỗi ngày. Anh chạy xe ôm cho Grab - công ty cung cấp dịch vụ gọi xe và giao đồ. Thu nhập bình quân của Minh từ 200.000 - 300.000 đồng một ngày. Một tháng anh kiếm được 07 triệu đồng - một khoản thu nhập không nhỏ đối với một người từng sử dụng ma túy và sống phụ thuộc vào gia đình. Nhưng chẳng bao lâu, sang tháng 7 khi quy định về cách ly xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh được thắt chặt hơn, giao thông bị hạn chế, các hoạt động trên đường phố bị cấm, Minh đã mất việc làm. Anh gần như chỉ có thể ra ngoài để đến phòng khám uống Methadone hàng ngày, và không thể đi lại để kiếm sống được nữa.
Việc thực thi nghiêm ngặt các quy định về giãn cách xã hội là một trở ngại cho bệnh nhân methadone trong việc uống thuốc hàng ngày. Bộ Y tế đã nhanh chóng ban hành công văn tới tất cả các tỉnh thành, cho phép triển khai cấp thuốc methadone nhiều ngày để uống tại nhà như một biện pháp ứng phó khẩn cấp nhằm đảm bảo khả năng tiếp cận liên tục tới dịch vụ giảm hại trong bối cảnh áp dụng các biện pháp phòng chống COVID-19. Sáng kiến này ngay lập tức được áp dụng tại thành phố Hồ Chí Minh - nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đợt bùng phát COVID-19 năm 2021, theo hướng dẫn kỹ thuật của Cục Phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế.
Trong khuôn khổ hỗ trợ của Liên Hợp Quốc cho sáng kiến này tại thành phố Hồ Chí Minh, WHO và UNAIDS đã hỗ trợ khẩn cấp lọ đựng thuốc methadone mang về nhà đến hết tháng 10 năm 2021. UNAIDS cũng thông qua VNP+* hỗ trợ chi phí hàng tháng (330.000 - 350.000 đồng) cho những bệnh nhân Methadone khó khăn nhất. Những hỗ trợ này đã giúp giảm thiếu hụt vật phẩm cần cho chương trinh cấp phát methadone nhiều ngày và giúp giảm bớt gánh nặng về tài chính, để bệnh nhân methadone yên tâm tuân thủ điều trị.
Sáng kiến cấp thuốc Methadone nhiều ngày để uống tại nhà đã giúp nhiều bệnh nhân Methadone đang phục hồi tốt như anh Minh có thể duy trì sử dụng dịch vụ y tế cần thiết cho sức khỏe của họ. Điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng Methadone (MMT) có thể giúp giảm tiêm chích ma túy và hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV, đồng thời tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế liên quan đến HIV cho người sử dụng ma túy.
“Chương trình cấp thuốc Methadone nhiều ngày và việc hỗ trợ khoản phí điều trị hàng tháng cho bệnh nhân là một sáng kiến kịp thời để ứng phó với tình trạng giãn cách xã hội do COVID-19.” Anh Nguyễn Anh Phong, đại diện của VNP+ tại thành phố Hồ Chí Minh cho biết. “Những người làm công tác cộng đồng như chúng tôi đã chứng kiến vô vàn các thách thức mà những người có HIV và có nguy cơ cao lây nhiễm HIV phải đối mặt trong dịch COVID-19, và cả những nỗi tuyệt vọng vì khó khăn. Cộng đồng rất trân trọng những nỗ lực điều chỉnh chính sách phòng chống HIV nhanh nhạy và tất cả những hỗ trợ khẩn cấp để đáp ứng với COVID-19 trong đó có hỗ trợ khẩn cấp từ UNAIDS**. Chúng tôi mong muốn việc đa dạng hóa các hình thức cung cấp dịch vụ phòng chống HIV như phát thuốc Methadone nhiều ngày có thể trở thành thường qui.”
UNAIDS cũng nỗ lực cùng với UNODC và WHO tiếp tục vận động cho việc đưa sáng kiến cấp phát thuốc Methadone nhiều ngày trở thành một chính sách lâu dài và áp dụng rộng rãi ở Việt Nam, để những người sử dụng và/hoặc tiêm chích ma túy được nhận hình thức điều trị thiết yếu này với chi phí tối ưu về thời gian và có thể tuân thủ điều trị và hòa nhập xã hội tốt hơn.
* VNP+: Mạng lưới quốc gia những người sống với HIV ở Việt Nam
** UNAIDS đã và đang cung cấp các gói hỗ trợ khẩn cấp trong bối cảnh COVID-19 về dịch vụ y tế/HIV/STIs và nhu yếu phẩm cho người có HIV và người chịu ảnh hưởng bởi HIV
Tài liệu tham khảo: UNAIDS (2017). Methadone. Có tại: https://www.unaids.org/en/file/111118 UNODC (2021). UNODC hỗ trợ giảm tác hại ở Việt Nam thông qua cấp thuốc Methadone cho người bệnh sử dụng tại nhà. Có tại: https://www.unodc.org/unodc/en/frontpage/2021/February/unodc-supports-harm-reduction-in-viet-nam-through-take-home-methadone-doses.html
* VNP+: Mạng lưới quốc gia những người sống với HIV ở Việt Nam
** UNAIDS đã và đang cung cấp các gói hỗ trợ khẩn cấp trong bối cảnh COVID-19 về dịch vụ y tế/HIV/STIs và nhu yếu phẩm cho người có HIV và người chịu ảnh hưởng bởi HIV
Tài liệu tham khảo: UNAIDS (2017). Methadone. Có tại: https://www.unaids.org/en/file/111118 UNODC (2021). UNODC hỗ trợ giảm tác hại ở Việt Nam thông qua cấp thuốc Methadone cho người bệnh sử dụng tại nhà. Có tại: https://www.unodc.org/unodc/en/frontpage/2021/February/unodc-supports-harm-reduction-in-viet-nam-through-take-home-methadone-doses.html
1 of 5

Câu chuyện
01 tháng 12 2021
Ngôi nhà an toàn, không bạo lực cho phụ nữ bán dâm có gia đình
Đó là đôi mắt của chị Hiền (không phải tên thật) - một phụ nữ bán dâm ngoài 30 tuổi, sống cùng chồng và hai con nhỏ.
Gia đình chị Hiền chuyển từ tỉnh Kiên Giang ra TP.HCM lập nghiệp cách đây 8 năm. Làm việc trong một quán karaoke và bán dâm, thu nhập của chị Hiền cao hơn nhiều so với thu nhập của chồng chị - người thỉnh thoảng làm một vài công việc thời vụ trước khi xảy ra đại dịch COVID-19. Để có thêm khách, hàng ngày chị rời nhà tới quán karaoke từ sáng sớm và làm việc đến tối muộn. Vì vậy chồng chị gánh trách nhiệm chăm sóc con cái ở nhà. Buổi chiều, anh thường nhậu nhẹt và tụ tập với bạn bè ở những quán nhậu ven đường.
Khi COVID-19 bùng phát trở lại ở Việt Nam vào năm 2021, tất cả các cơ sở giải trí ở tp. HCM đều phải đóng cửa. Chị Hiền mất đi nguồn thu nhập. Số tiền tiết kiệm ít ỏi của họ đã được sử dụng hết. Từ khi bắt đầu giãn cách xã hội, chứng nghiện bia rượu của chồng chị trở nên trầm trọng, lại thêm căng thẳng do gia đình mất thu nhập nên chồng chị đã bắt đầu đánh đập chị và các con.
“Vì tôi không có tiền cho anh ta mua rượu nên anh ta đã xô, đấm, tát tôi”. Chị Hiền kể, “Anh ta mắng chửi và xúc phạm tôi là đĩ. Tôi phải giữ im lặng vì không muốn con biết công việc của tôi”.
Bạo lực gia tăng mỗi khi chồng chị kiếm được rượu, thường là vào các buổi chiều. Sợ hãi bị bạo hành, chị Hiền thường lang thang ngoài hẻm và kiếm hàng xóm ngồi cùng để trốn tránh chồng. Tuy vậy, đến tối đêm, các hành vi bạo lực của chồng chị vẫn tiếp diễn sau cánh cửa.
Bạo lực gia đình tăng đột biến trong đại dịch Covid-19. Thủ phạm bạo lực giới và bạo lực tình dục phần lớn là người quen, bao gồm chồng/bạn tình của nạn nhân. Câu chuyện của chị Hiền được một thành viên của nhóm tự lực thuộc Mạng lưới hỗ trợ các nhóm tự lực của người bán dâm tại Việt Nam (VNSW) tiết lộ. Thành viên này đã phát hiện thấy đôi mắt bị thương của chị Hiền khi tới phát gói nhu yếu phẩm khẩn cấp do UNAIDS hỗ trợ trong thời gian cách ly theo Chỉ thị 16 do COVID-19.
Vì lo lắng sẽ không có ai chăm sóc hai con nhỏ khi hết dịch quay lại làm việc toàn thời gian nên chị Hiền đã cam chịu bạo lực gia đình trong suốt 04 tháng cách ly xã hội ở tp. HCM. Quan trọng hơn, chị đã không biết tìm sự giúp đỡ ở đâu và như thế nào.
Chị Đỗ Thụy An My, Trưởng Ban điều hành Mạng lưới VNSW cho biết: “Trong đại dịch Covid-19, phụ nữ mại dâm dễ trở thành mục tiêu của bạo lực trong thời gian cách ly kéo dài ở nhà do căng thẳng kèm theo mất việc, mất thu nhập. Các dịch vụ hỗ trợ thân thiện, đáng tin cậy dành cho nạn nhân bạo lực gia đình cần được lồng ghép trong các ứng phó khẩn cấp đáp ứng với COVID-19. Các dịch vụ y tế và xã hội cần đảm bảo bao trùm, thân thiện và dễ tiếp cận, không kỳ thị và không phân biệt đối xử”.
Nhiều người bán dâm như chị Hiền đang phải sống lặng lẽ, cam chịu trong bóng tối của bạo lực. Sự tự kỳ thị của những người bán dâm cũng ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng tự tìm kiếm sự giúp đỡ của họ.
Nỗ lực chung của các bên cần phải giúp tạo dựng được mạng lưới bảo vệ an toàn cho tất cả phụ nữ và trẻ em gái. Các cơ quan Chính phủ đóng vai trò nòng cốt trong việc đảm bảo tất cả phụ nữ và trẻ em gái có thể tiếp cận tới các dịch vụ y tế và xã hội, trợ giúp chỗ ở, trợ giúp pháp lý và bảo vệ khỏi bạo lực. Cộng đồng cần được thúc đẩy và cung cấp nguồn lực để hỗ trợ kịp thời và thân thiện cho những người cần được giúp đỡ, nhằm ứng phó với các hình thức bạo lực trên cơ sở giới khác nhau. Mọi nỗ lực đều quan trọng để có thể chấm dứt bạo lực trên cơ sở giới.
Nếu bạn hoặc ai đó mà bạn biết cần được giúp đỡ để phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới hãy gọi đến số <094 140 9119> để báo cáo. Mọi thông tin sẽ hoàn toàn được bảo mật.
Tài liệu tham khảo: UNAIDS (2020). Sáu biện pháp cụ thể để hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái trong tất cả sự đa dạng của họ trong bối cảnh của đại dịch Covid-19. Có tại: https://www.unaids.org/sites/default/files/media_asset/women-girls-covid19_en.pdf WHO (2002). Báo cáo thế giới về bạo lực và sức khỏe. Có tại:
http://apps.who.int/iris/bitstream/handle/10665/42495/9241545615_eng.pdf;jsessionid=53B91BBF0185D8675E49A057DC5C45FC?sequence=1
Tài liệu tham khảo: UNAIDS (2020). Sáu biện pháp cụ thể để hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái trong tất cả sự đa dạng của họ trong bối cảnh của đại dịch Covid-19. Có tại: https://www.unaids.org/sites/default/files/media_asset/women-girls-covid19_en.pdf WHO (2002). Báo cáo thế giới về bạo lực và sức khỏe. Có tại:
http://apps.who.int/iris/bitstream/handle/10665/42495/9241545615_eng.pdf;jsessionid=53B91BBF0185D8675E49A057DC5C45FC?sequence=1
1 of 5

Câu chuyện
29 tháng 11 2021
Rất cần hỗ trợ giảm tác hại cho người sử dụng ma túy dạng kích thích
Phong (không phải tên thật) chuyển từ quê nhà Tiền Giang sang Long An để sống tự lập. Không thích học nên Phong bỏ trường cấp 2 và bắt đầu làm việc tại các quán ăn ven đường vào năm 14 tuổi. Dần dần, Phong nhận ra mình bị hấp dẫn bởi nam giới. Kể từ khi COVID-19 bùng phát vào năm 2020, mất việc làm, Phong đã chuyển sang bán dâm và sử dụng mạng xã hội để tìm khách hang, nhận đi khách cả ngày và đêm.
Một lần, Phong đến điểm hẹn với một khách hàng để cung cấp dịch vụ một – một. Nhưng khi tới nơi, Phong bất ngờ thấy có bốn người bạn khác của khách hàng xuất hiện trong phòng. Phong đã cố gắng bỏ đi nhưng bị kéo cổ áo bắt lại và dọa đánh. Nhóm thanh niên đó đã sử dụng ma túy dạng kích thích để giảm kiềm chế và tăng khoái cảm khi quan hệ tình dục. Phong bị họ ép dùng chung qua đường hít. Trước đó, cậu không có hiểu biết gì về việc sử dụng chất kích thích để quan hệ tình dục.
Chemsex (hay thường được gọi là high-fun) là quan hệ tình dục có chủ đích dưới tác động của các loại thuốc kích thần. Tình trạng này đang gia tăng ở những người đồng tính nam và người nam có quan hệ tình dục đồng giới khác, và có thể dẫn đến quan hệ tình dục không an toàn với nhiều bạn tình cùng lúc. Vì những lý do này, chemsex có liên quan đến việc gia tăng tỷ lệ các nhiễm trùng lây qua đường tình dục (STIs), bao gồm HIV và viêm gan virut.
Người bán dâm, dù là nam, nữ hay người chuyển giới, có thể bị ép buộc sử dụng ma túy dạng kích thích cùng với khách mua dâm, và việc này làm tăng nguy cơ quan hệ tình dục không an toàn và bạo lực tình dục.
Dưới tác dụng của chất kích thích, Phong không biết nhóm khách có sử dụng bao cao su hay không và nếu có thì sử dụng có đúng cách hay không trước khi quan hệ. Trong quan hệ tình dục qua đường hậu môn không được bảo vệ này, Phong là người ở vị trí tiếp nhận (bot/dưới). Sử dụng chất kích thích khiến quá trình quan hệ tình dục thâm nhập kéo dài hơn kèm theo những hành vi tình dục mãnh liệt hơn. Thời gian quan hệ tình dục kéo dài và cường độ cao khiến Phong đau đớn và chảy máu nhiều.
“Muốn vui vẻ thì cũng không sao cả, nhưng vui vẻ bất chấp nguy hại và rủi ro là điều em muốn tránh. Những người muốn quan hệ tình dục kèm sử dụng ma túy để được kích thích hơn nên được biết thông tin về các nguy cơ đi kèm”. Phong nói: “Nói thật, em rất sợ, và không biết làm thế nào để bảo vệ mình trong những tình huống như vậy”.
Hoang mang và lo lắng về tác dụng phụ của chất kích thích, Phong lấy hết can đảm và tìm đến sự giúp đỡ của nhóm tự lực hỗ trợ người bán dâm ở thành phố Tân An để được tư vấn. Hậu môn của Phong bị thương nặng. Phòng còn cho biết bị nôn nao, đau đầu và mệt mỏi sau khi hút “đá” (ma túy tổng hợp methamphetamine). Sau 10 ngày điều trị y tế và nghỉ ngơi, cuối cùng Phong đã bình phục và trở lại cuộc sống bình thường.
Kể từ lần đó, Phong quyết tránh xa rượu và ma túy khi quan hệ tình dục. Phong đã tự bảo vệ mình bằng cách chọn địa điểm để quan hệ tình dục thay vì đến địa điểm do khách gợi ý. Cậu cũng sử dụng PrEP (thuốc điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV) để bảo vệ mình khỏi bị lây nhiễm HIV, ngay cả khi khách hàng từ chối sử dụng bao cao su.
Việc sử dụng bao cao su không thường xuyên của những người sử dụng chất kích thích đã được xác định là nguyên nhân chính gây ra các nhiễm trung lây truyền qua đường tình dục (STIs) bao gồm HIV, chủ yếu là do đồng thời sử dụng chất kích thích và hoạt động tình dục trong thời gian dài với nhiều bạn tình hoặc theo nhóm một cách thường xuyên.
Nhận thức về an toàn trong chemsex ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới(MSM) vẫn còn rất thấp. Những người sử dụng chất kích thích để quan hệ tình dục cần được tiếp cận với thông tin và dịch vụ sức khỏe sinh sản và tình dục, bao gồm sàng lọc, chẩn đoán và điều trị STI, kế hoạch hóa gia đình, tầm soát và điều trị cổ tử cung và/hoặc trực tràng. Quan niệm về tự chăm sóc bản thân và quan tâm đến người khác rất quan trọng trong việc giúp tránh quan hệ tình dục không an toàn và bạo lực khi quan hệ chemsex.
Bs. Maria Elena Filio Borromeo, Giám đốc Quốc gia Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) tại Việt Nam cho biết: “Kỳ thị, phân biệt đối xử và thái độ trừng phạt của cộng đồng đối với người sử dụng ma túy đã cản trở họ tìm kiếm thông tin về giảm tác hại và trợ giúp chuyên môn. Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và cung cấp thông tin không mang tính phán xét trước và sau khi xảy ra chemsex là chìa khóa để giảm các nguy cơ về sức khỏe liên quan đến chemsex”.
Nếu bạn muốn biết danh mục can thiệp giảm tác hại và dự phòng HIV cho người sử dụng ma túy dạng kích thích, vui lòng tham khảo Hướng dẫn kỹ thuật của UNODC (Tr.55-58).
Nếu bạn muốn tham khảo thêm thông tin khác, bằng tiếng Việt, về giảm tác hại cho những người sử dụng ma túy dạng kích thích, bạn có thể truy cập trang Facebook “HighFun Safe”
Tài liệu tham khảo
Diễn đàn Chemsex châu u (2018). Lời kêu gọi hành động để có những ứng phó hiệu quả đối với các vấn đề về chemsex. Báo cáo của các nhà tổ chức và những người tham gia Diễn đàn Chemsex châu u lần thứ 2, Berlin, 22-24 tháng 3 năm 2018. Có tại: https://www.ilga-europe.org/sites/default/files/Final%20position%20paper.pdf
UNAIDS (2019). Sức khỏe, quyền và giảm thiểu tác hại ma túy, phi hình sự hóa và không phân biệt đối xử đối với những người sử dụng ma túy. Có tại: https://www.unaids.org/sites/default/files/media_asset/JC2954_UNAIDS_drugs_report_2019_en.pdf
UNAIDS, UNODC & WHO (2019). Dự phòng, điều trị HIV, chăm sóc và hỗ trợ người sử dụng thuốc kích thích - HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT. Có tại:
https://www.unodc.org/documents/hiv-aids/publications/People_who_use_drugs/19-04568_HIV_Prevention_Guide_ebook.pdf
https://www.unodc.org/documents/hiv-aids/publications/People_who_use_drugs/19-04568_HIV_Prevention_Guide_ebook.pdf
1 of 5

Thông cáo báo chí
22 tháng 6 2022
Chung tay cải thiện các dịch vụ thiết yếu hỗ trợ phụ nữ và trẻ em bị bạo lực trên cơ sở giới
Gói dịch vụ thiết yếu (Gói DVTY) là chương trình Chung toàn cầu giữa Cơ quan Liên Hợp Quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women), Quỹ dân số Liên hợp quốc (UNFPA), Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và Cơ quan phòng chống tội phạm và ma túy của Liên Hợp Quốc (UNODC). Tại Việt Nam, chương trình có sự điều phối và tham gia chặt chẽ của 4 Cơ quan Liên hợp quốc – UN Women, UNFPA, WHO và UNODC cùng 6 bộ, ngành gồm Bộ LĐ-TB và XH, Bộ Y Tế, Bộ Tư Pháp, Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Báo cáo Điều tra quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam năm 2019 cho thấy, cứ 03 phụ nữ thì có gần 02 phụ nữ (gần 63%) đã từng chịu một hoặc hơn một hình thức bạo lực thể xác, tình dục, tinh thần và bạo lực kinh tế cũng như kiểm soát hành vi do chồng/bạn tình gây ra trong đời. Tuy nhiên, hơn 90% phụ nữ bị bạo lực tình dục hoặc/và bạo lực thể xác do chồng gây ra không tìm kiếm bất kỳ sự hỗ trợ nào từ các cơ quan chính quyền.
Chương trình Gói DVTY xác định các dịch vụ thiết yếu bao gồm các dịch vụ y tế, xã hội, hành pháp và tư pháp dành cho phụ nữ và trẻ em gái từng bị bạo lực trên cơ sở giới. Các bộ, ngành liên quan cần tăng cường công tác điều phối, quản trị và cung ứng các dịch vụ có chất lượng và cải thiện khả năng tiếp cận với các dịch vụ thiết yếu của phụ nữ và trẻ em gái. Đây là chương trình có quy mô toàn cầu được hỗ trợ bởi chính phủ Australia và Tây Ban Nha.
Phát biểu khai mạc sự kiện, bà Nguyễn Thị Hà, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH nhấn mạnh “Chúng tôi ghi nhận và đánh giá cao sự hỗ trợ kỹ thuật từ các cơ quan Liên hợp quốc, sự phối hợp tích cực, chặt chẽ giữa các cơ quan liên quan trong thời gian qua, giúp chúng ta từng bước xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong cung cấp dịch vụ hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực ở Việt Nam. Đây cũng được xem là bước thử nghiệm thực tiễn để đúc rút kinh nghiệm cho việc xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật ở lĩnh vực này”.
Cũng tại Hội nghị, bà Elisa Fernandez Saenz, Trưởng đại diện của UN Women tại Việt Nam cho biết: “Tôi hy vọng rằng Chính phủ Việt Nam cũng sẽ đầu tư nhiều hơn nữa nguồn lực cho các dịch vụ ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới có chất lượng, đáp ứng nhu cầu của tất cả phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực. Liên Hợp Quốc tại Việt Nam sẽ tiếp tục đồng hành và là đối tác tin cậy trong hành trình xóa bỏ mọi hình thức bạo lực như đã đề ra trong Chương trình nghị sự về các Mục tiêu Phát triển Bền vững.”
Tại hội thảo, các đại biểu đã chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn cũng như khó khăn, thách thức trong việc cung cấp các dịch vụ thiết yếu có nhạy cảm giới cho phụ nữ và trẻ em bị bạo lực giới, đồng thời cam kết chung tay tiếp tục nâng cao năng lực, cải thiện các dịch vụ trong thời gian tới.
Chương trình chung Gói DVTY cho thấy sự điều phối nhịp nhàng, chặt chẽ của 4 cơ quan Liên Hợp Quốc và 6 bộ, ngành tại Việt Nam với mục đích chung là đem lại dịch vụ chất lượng, thân thiện và kịp thời cho phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực.
Những kết quả chính của Chương trình Gói DVTY từ 2017-2022:
• 30 khóa tập huấn với gần 6.500 lượt cán bộ quản lý nhà nước, người cung cấp dịch vụ thuộc các lĩnh vực khác nhau được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hỗ trợ phụ nữ và trẻ em bị bạo lực theo nguyên tắc lấy người bị bạo lực làm trung tâm.
• Gần 60.000 tài liệu, bộ công cụ, tờ rơi hướng dẫn các nội dung liên quan tới Gói DVYT được chuẩn hóa, phát triển và phát hành trên toàn quốc.
• Phát triển và thí điểm thành công Gói DVTY tại địa phương:
- Đội phản ứng nhanh phòng, chống bạo lực gia đình bao gồm các đơn vị cung cấp dịch vụ khác nhau được thành lập tại các huyện của tỉnh Bến Tre, trở thành mô hình tiêu biểu trên toàn quốc
- Tài liệu hướng dẫn Quy trình cung cấp dịch vụ xã hội, tiêu chuẩn tổi thiểu nhà tạm lánh và hướng dẫn vận hành đường dây nóng hỗ trợ người bị bạo lực được xây dựng và áp dụng thí điểm.
- Bước đầu thí điểm Kế hoạch điều phối, quản trị dịch vụ tại Bến Tre và nâng cao dịch vụ xã hội ở Hòa Bình
• Có sự đồng thuận cao của các cơ quan chính phủ và LHQ về tầm quan trọng và hiệu quả mà gói DVTY đem lại. Việc triển khai Gói DVTY hiệu quả sẽ góp phần thúc đẩy thực hiện thành công Chương trình phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới 2021-2025 tại Việt Nam./.
1 of 5
Thông cáo báo chí
30 tháng 3 2022
Ban Điều hành của Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc – UNFPA vừa thông qua Chương trình Quốc gia mới cho Việt nam, giai đoạn 2022 – 2026, không để ai bị bỏ lại phía sau trong nỗ lực đạt được các Mục tiêu Phát triển bền vững vào năm 2030
Chính thức khởi động Chương trình Quốc gia chu kỳ 10 tại Hà Nội hôm nay, UNFPA cam kết hỗ trợ Việt Nam triển khai Kế hoạch Hành động Quốc gia vì các Mục tiêu Bền vững của Việt Nam (VNSG), Kế hoạch Phát triển Kinh tế - Xã hội giai đoạn 2021-2026 trong khuôn khổ Chiến lược Phát triển Kinh tế - Xã hội giai đoạn 2021-2030, tất cả đều chú trọng các động thái dân số và các vấn đề về dân số.
Chương trình Quốc gia chu kỳ 10 được thiết kế trên cơ sở tham vấn rộng rãi với Chính phủ Việt Nam và các bên liên quan trong nước và quốc tế. Chương trình này gắn với Khung chiến lược hợp tác phát triển bền vững giữa Liên Hợp Quốc và Chính phủ Việt Nam (UNSDCF) với mục tiêu “Không để ai bị bỏ lại phía sau” và đóng góp trực tiếp ở hai lĩnh vực: Phát triển xã hội bao trùm; và Quản trị và tiếp cận công lý, từ đó giảm bất bình đẳng và tính dễ bị tổn thương.
Trưởng Đại diện của UNFPA tại Việt Nam, bà Naomi Kitahara nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của Chương trình Quốc gia chu kỳ 10. Bà cho biết: “Nối tiếp những thành tựu đạt được trong Chương trình Quốc gia chu kỳ 9, những can thiệp và sáng kiến của UNFPA trong 5 năm tới sẽ nhằm đạt được những kết quả chuyển đổi trong Kế hoạch Chiến lược của UNFPA toàn cầu, hướng tới một Việt Nam không còn tình trạng tử vong mẹ do các nguyên nhân có thể ngăn ngừa, chấm dứt các nhu cầu về kế hoạch hóa gia đình chưa được đáp ứng, xóa bỏ bạo lực giới và các hành vi có hại khác đối với phụ nữ và trẻ em gái. Các phương pháp tiếp cận dựa trên quyền, nhạy cảm giới và lấy con người làm trung tâm sẽ được sử dụng, đồng thời các can thiệp liên quan đến sự sẵn sàng và ứng phó nhân đạo sẽ được lồng ghép trong tất cả các lĩnh vực can thiệp của Chương trình.”
Liên quan đến các ưu tiên của Chính phủ Việt Nam, Chương trình sẽ đặt ưu tiên cho chuyển đổi số, cách mạng dữ liệu bằng cách sử dụng hiệu quả công nghệ thông tin và truyền thông, đặc biệt trong tiếp cận những nhóm bị thiệt thòi nhất.
Chương trình Quốc gia mới của UNFPA dành cho Việt Nam được xây dựng nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể sau:
Vị thành niên và thanh niên: Tạo môi trường thuận lợi để hỗ trợ phát triển toàn diện và thúc đẩy sự tham gia của thanh niên, bao gồm cả trong quá trình xây dựng các chính sách và chương trình quản lý thiên tai và thúc đẩy Chương trình Hành động của Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển (ICPD).
Già hóa dân số và bảo trợ xã hội: Tăng cường hệ thống an sinh xã hội tích hợp và bao trùm, áp dụng phương pháp tiếp cận theo vòng đời và tiến bộ về giới để thích ứng vấn đề già hóa dân số và đáp ứng các nhu cầu cá nhân của các nhóm dễ bị tổn thương nhất.
Tiếp cận bình đẳng với sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục: Các nhóm dễ bị tổn thương bao gồm người dân tộc thiểu số, trẻ vị thành niên và thanh niên, người cao tuổi và lao động di cư được tiếp cận bình đẳng hơn tới các dịch vụ và thông tin về sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục toàn diện, tiến bộ về giới, kể cả khi có khủng hoảng nhân đạo.
Dữ liệu và bằng chứng cho xây dựng chính sách và chương trình: Tăng cường xây dựng chính sách và chương trình dựa trên bằng chứng và đảm bảo quyền, bao gồm cả phân bổ ngân sách và giám sát, thông qua sản xuất, phân tích và sử dụng số liệu.
Bạo lực trên cơ sở giới và thực hành có hại: Thay đổi những thái độ có hại chấp nhận và duy trì bất bình đẳng giới và bạo lực, đặc biệt trong nhóm thanh niên, để giảm thiểu bạo lực dựa trên cơ sở giới và những thực hành có hại khác, kể cả khi có khủng hoảng nhân đạo.
Ứng phó đa ngành với bạo lực trên cơ sở giới và các thực hành có hại khác: Tăng cường khả năng ứng phó liên ngành trong chấm dứt bạo lực dựa trên cơ sở giới và các thực hành có hại khác ở cấp quốc gia và địa phương.
Để có thể đạt được những kết quả nêu trên, UNFPA sẽ hợp tác với Chính phủ, các tổ chức cấp quốc gia khác cũng như các tổ chức xã hội để thực hiện chương trình theo các nguyên tắc quyền tự chủ quốc gia và các trách nhiệm giải trình chung. UNFPA và Chính phủ Việt Nam, thông qua Bộ Kế hoạch và Đầu tư - cơ quan điều phối, sẽ cùng chịu trách nhiệm quản lý chương trình, đồng thời sẽ lập kế hoạch, giám sát và đánh giá việc thực hiện chương trình theo phương pháp quản lý dựa trên kết quả.
UNFPA sẽ tiếp tục nâng cao năng lực huy động nguồn lực bao gồm cả hỗ trợ kỹ thuật và tài chính thông qua các quan hệ hợp tác với các đối tác phát triển như Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Na-uy và các đối tác khác, cũng như các đối tác mới và các công ty tư nhân như Bloomberg Philanthropies, Vital Strategies, và MSD.
Đối với hỗ trợ nhân đạo của UNFPA dành cho Việt Nam, UNFPA sẽ tập trung vào các dịch vụ tích hợp về sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục, ngăn chặn và ứng phó với bạo lực dựa trên cơ sở giới và hỗ trợ người cao tuổi. Các quyền và lựa chọn của phụ nữ và trẻ em gái, thanh thiếu niên và người cao tuổi bị tác động bởi các khủng hoảng nhân đạo cần phải được ưu tiên để không ai bị bỏ lại phía sau.
Thông tin thêm dành cho các biên tập viên:
Việt Nam hiện đang là một quốc gia có thu nhập trung bình thấp nhưng là một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển nhanh nhất.
Tuy nhiên, hiện nay Viêt Nam đang gặp phải một số vấn đề dân số sau:
Chuyển đổi về nhân khẩu học:
Việt Nam ghi nhận tỷ lệ thanh niên cao nhất trong lịch sử, tạo tiềm năng để đạt được lợi tức dân số; song vì quá trình già hóa dân số diễn ra rất nhanh chóng, Việt Nam sẽ chuyển sang “dân số già” chỉ trong 20 năm tới.
Bất bình đẳng trong sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục và các quyền:
Tỷ lệ tử vong mẹ đã giảm trong những thập kỉ qua, nhưng tỷ lệ này ở các dân tộc thiểu số lại cao gấp 2 – 3 lần mức trung bình của quốc gia. Cũng như vậy, nhu cầu kế hoạch hóa gia đình chưa được đáp ứng ở nhóm dân tộc thiểu số và lao động di cư cao hơn mức trung bình. Thanh thiếu niên vẫn còn thiếu thông tin và dịch vụ sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục (SKSS&SKTD) đầy đủ và toàn diện. Tỷ suất sinh ở tuổi vị thành niên là 11 trên 1.000 và ung thư cổ tử cung gây ảnh hưởng đến tình trạng SKSS & SKTD ở nữ giới tại Việt Nam.
Hệ thống an sinh xã hội dành cho người cao tuổi
Hệ thống an sinh xã hội hiện tại không thể đáp ứng được nhu cầu của người cao tuổi: 48% người cao tuổi không được hưởng các chương trình an sinh xã hội quốc gia; 80% người khuyết tật là người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên.
Bạo lực dựa trên cơ sở giới và các thực hành có hại khác
Theo kết quả Điều tra quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam năm 2019 do UNFPA hỗ trợ, gần 2 trong số 3 phụ nữ Việt Nam (62,9%) đã trải qua ít nhất một trong các hình thức bạo lực trong cuộc đời và 40,3% phụ nữ phải chịu bạo lực thể chất và/hoặc tình dục từ khi họ 15 tuổi. Bạo lực dựa trên cơ sở giới làm thiệt hại 1,81% tổng GDP. Tỷ số giới tính khi sinh của Việt Nam hiện nay cao thứ 3 trong số các nước châu Á, trong đó số trẻ em nam được sinh ra nhiều hơn số trẻ em gái, gây mất cân bằng giới tính đáng kể.
Thông tin thêm về Chương trình Quốc gia 10 dành cho Việt Nam tại đây
1 of 5
Thông cáo báo chí
30 tháng 3 2022
Gần một nửa số trường hợp mang thai là ngoài ý muốn—một cuộc khủng hoảng toàn cầu, theo báo cáo mới của UNFPA
[NEW YORK, ngày 30 tháng 03 năm 2022] — Mỗi năm, gần một nửa số trường hợp mang thai trên thế giới, tương đương 121 triệu ca, là mang thai ngoài ý muốn. Theo Báo cáo Tình trạng Dân số Thế giới 2022 do UNFPA, cơ quan về sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục của Liên Hợp Quốc công bố ngày hôm nay, những phụ nữ và trẻ em gái bị ảnh hưởng hoàn toàn không được quyết định việc mang thai hay không, trong khi đây là lựa chọn về sinh sản tác động lớn nhất đến cuộc sống của họ.
Báo cáo mang tính đột phá “Nhìn rõ những mảng tối: Các bằng chứng cho thấy cần phải hành động để ứng phó với cuộc khủng hoảng đang bị bỏ quên - Mang thai ngoài ý muốn” cảnh báo rằng cuộc khủng hoảng nhân quyền này sẽ gây ra những hậu quả sâu sắc cho xã hội, phụ nữ và trẻ em gái cũng như y tế toàn cầu. Hơn 60% số trường hợp mang thai ngoài ý muốn dẫn đến việc phá thai, và ước tính khoảng 45% số ca phá thai là không an toàn, chiếm 5-13% số ca tử vong mẹ, tác động lớn đến khả năng đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững của thế giới.
Cuộc chiến ở Ukraine và các cuộc xung đột, khủng hoảng khác trên khắp thế giới có thể sẽ làm số trường hợp mang thai ngoài ý muốn tăng lên, do khả năng tiếp cận các biện pháp tránh thai bị gián đoạn và bạo lực tình dục gia tăng.
“Báo cáo này là lời cảnh tỉnh cho chúng ta. Số trường hợp mang thai ngoài ý muốn quá lớn cho thấy thất bại toàn cầu trong việc bảo vệ những quyền con người cơ bản của phụ nữ và trẻ em gái”, Tiến sỹ Natalia Kanem, Giám đốc Điều hành của UNFPA nhận định. “Những phụ nữ này hoàn toàn không được quyết định việc mang thai hay không, trong khi đây là lựa chọn về sinh sản tác động lớn nhất đến cuộc sống của họ. Bằng cách trực tiếp trao quyền đưa ra quyết định cơ bản nhất này cho phụ nữ và trẻ em gái, xã hội có thể đảm bảo rằng việc làm mẹ là một nguyện vọng chứ không phải một điều không thể tránh khỏi”.
Các phát hiện chính: Bất bình đẳng giới và sự phát triển bị đình trệ dẫn đến tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn cao
Trên toàn cầu, ước tính có khoảng 257 triệu phụ nữ muốn tránh thai nhưng chưa sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn, hiện đại, và theo các số liệu thu thập được, gần 1/4 số phụ nữ không thể từ chối quan hệ tình dục. Một loạt các yếu tố quan trọng khác cũng góp phần dẫn tới mang thai ngoài ý muốn, bao gồm:
Thiếu sự chăm sóc và thông tin về sức khỏe sinh sản và tình dục
Các lựa chọn tránh thai không phù hợp với cơ thể hoặc hoàn cảnh của người phụ nữ
Những chuẩn mực có hại và sự kỳ thị xung quanh việc phụ nữ kiểm soát vấn đề sinh sản và cơ thể của chính họ
Bạo lực tình dục và cưỡng ép sinh con
Thái độ phán xét hoặc miệt thị trong các dịch vụ y tế
Tình trạng nghèo và phát triển kinh tế bị đình trệ
Bất bình đẳng giới
Tất cả những yếu tố này phản ánh áp lực làm mẹ mà xã hội đặt lên đôi vai của người phụ nữ và trẻ em gái. Mang thai ngoài ý muốn có thể không phải là vấn đề cá nhân mà là do xã hội không cho phụ nữ đủ quyền tự chủ hoặc do giá trị đặt ra đối với cuộc sống của họ.
Khi khủng hoảng ập đến, tình trạng mang thai ngoài ý muốn gia tăng
Khủng hoảng và xung đột tước đi quyền tự quyết của phụ nữ ở mọi cấp độ, làm gia tăng đáng kể nguy cơ mang thai ngoài ý muốn chính vào lúc nguy cơ này lên đến đỉnh điểm. Phụ nữ thường mất khả năng tiếp cận các biện pháp tránh thai và bạo lực tình dục gia tăng, khi một số nghiên cứu chỉ ra rằng trên 20% phụ nữ và trẻ em gái tị nạn sẽ phải đối mặt với bạo lực tình dục. Tại Afghanistan, chiến tranh và sự gián đoạn đối với các hệ thống y tế dự kiến sẽ dẫn đến khoảng 4,8 triệu trường hợp mang thai ngoài ý muốn đến năm 2025. Điều đó sẽ đe dọa sự ổn định, hòa bình và phục hồi chung của quốc gia này.
Tiến sỹ Natalia Kanem, Giám đốc Điều hành của UNFPA đặt ra câu hỏi: “Nếu chỉ có 15 phút để rời khỏi nhà, bạn sẽ mang theo những gì? Hộ chiếu? Thức ăn? Bạn có nhớ mang theo thuốc hay dụng cụ tránh thai không?”. “Trong những ngày, tuần, tháng sau khi khủng hoảng nổ ra, các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe sinh sản và tình dục sẽ cứu sống, bảo vệ phụ nữ và trẻ em gái khỏi những tổn hại, đồng thời phòng tránh mang thai ngoài ý muốn. Những dịch vụ này cũng quan trọng như đồ ăn, nước uống và nơi trú ẩn vậy”.
Trách nhiệm hành động
Báo cáo cho thấy những quyền cơ bản nhất của phụ nữ và trẻ em gái dễ dàng bị gạt sang một bên trong bối cảnh hòa bình và trong chiến tranh như thế nào. Đồng thời, báo cáo này kêu gọi những người ra quyết định và các hệ thống y tế ưu tiên ngăn ngừa mang thai ngoài ý muốn thông qua cải thiện khả năng tiếp cận, khả năng được chấp nhận, chất lượng, sự đa dạng của các biện pháp tránh thai, đồng thời mở rộng đáng kể thông tin, dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và tình dục có chất lượng.
Báo cáo kêu gọi các nhà hoạch định chính sách, lãnh đạo tại cộng đồng và tất cả các cá nhân trao quyền để phụ nữ và trẻ em gái đưa ra những quyết định chắc chắn về tình dục, biện pháp tránh thai và việc làm mẹ, đồng thời thúc đẩy xã hội công nhận giá trị đầy đủ của phụ nữ và trẻ em gái. Nếu điều này được thực hiện, phụ nữ và trẻ em gái sẽ có thể đóng góp đầy đủ cho xã hội, ngoài ra họ sẽ có công cụ, thông tin và quyền lực để tự mình đưa ra lựa chọn cơ bản về việc có con hay không.
Lưu ý cho biên tập viên:
Báo cáo Tình trạng Dân số Thế giới là ấn phẩm thường niên quan trọng của UNFPA. Được công bố hàng năm kể từ năm 1978, báo cáo đã làm sáng tỏ các vấn đề mới trong lĩnh vực quyền và sức khỏe sinh sản, tình dục, đồng thời đưa vấn đề trở thành mối quan tâm chính, tìm hiểu những thách thức và cơ hội mà chúng đặt ra cho sự phát triển quốc tế.
Phân tích của báo cáo này dựa trên dữ liệu mới từ đối tác của chúng tôi, Viện Guttmacher, được công bố vào ngày 29 tháng 03.
Với tư cách là cơ quan về sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục của Liên Hợp Quốc, UNFPA giúp mọi người có được những thông tin và dịch vụ về tránh thai và sức khỏe sinh sản mang ý nghĩa sống còn, đồng thời trao quyền để phụ nữ và trẻ em gái đưa ra những quyết định sáng suốt về cơ thể và cuộc sống của bản thân.
Quý vị có thể truy cập Báo cáo Tình trạng Dân số Thế giới của UNFPA với tựa đề Nhìn rõ những điều chưa thấy: Trường hợp hành động trong cuộc khủng hoảng bị phớt lờ mang tên mang thai ngoài ý muốn tại đây: www.unfpa.org/swp2022
Để tìm hiểu thêm về UNFPA, xin vui lòng truy cập: www.unfpa.org
Để liên hệ phỏng vấn và biết thêm thông tin, xin vui lòng liên hệ:
Eddie Wright: ewright@unfpa.org, +1 917 831 2074
Zina Alam: zialam@unfpa.org, +1 929 378 9431
1 of 5
Thông cáo báo chí
28 tháng 11 2021
TỔNG THƯ KÝ LIÊN HỢP QUỐC THÔNG ĐIỆP NHÂN NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG AIDS 2021
On this World AIDS Day, we focus attention on the inequalities that drive HIV and AIDS.
It is still possible to end the epidemic by 2030. But that will require stepped up action and greater solidarity.
The United Nations General Assembly recently adopted a bold new plan to accelerate progress, including new targets for 2025.
To beat AIDS – and build resilience against the pandemics of tomorrow – we need collective action.
That includes harnessing the leadership of communities to drive change, combatting stigma, and eliminating discriminatory and punitive laws, policies and practices.
We must also dismantle financial barriers to health care and increase investment in vital public services to achieve Universal Health Coverage for everyone, everywhere.
This will ensure equal access to HIV prevention, testing, treatment and care, including COVID-19 vaccinations and services.
Together, let us recommit to end inequalities and end AIDS.
1 of 5
Thông cáo báo chí
04 tháng 11 2021
Liên Hợp Quốc tại Việt Nam chung tay cùng các đối tác thúc đẩy môi trường giáo dục an toàn cho học sinh/sinh viên thuộc cộng đồng LGBTIQ+
Qua tham vấn với nhiều tổ chức, cộng đồng và cá nhân đang hoạt động trong lĩnh vực quyền của cộng đồng LGBITQ+ tại Việt Nam, Chiến dịch Tự do và Bình đẳng xác định rằng Giáo dục Giới tính Toàn diện, với sự tập trung vào kiến thức liên quan tới xu hướng tính dục, bản dạng giới, thể hiện giới, và các đặc điểm giới tính khác (viết tắt là SOGIESC), là một chủ đề được quan tâm và cần được đẩy mạnh. Những vấn đề này được cho là quan trọng trong việc đảm bảo quyền và sự chấp nhận đối với cộng đồng LGBTIQ+, cũng như thúc đẩy những hành vi tình dục an toàn trong giới trẻ. Chiến dịch Tự do và Bình đẳng 2021 nhận thấy nhóm giáo viên và sinh viên sư phạm là những người đóng vai trò quan trọng và là những nhân tố tạo ra sự thay đổi. Với lăng kính này, Chiến dịch thúc đẩy sự tham gia của hàng trăm sinh viên sư phạm nhằm nâng cao nhận thức của họ về các chủ đề giáo dục giới tính toàn diện, và khuyến khích họ đưa những nội dung này vào công tác giảng dạy trong tương lai. Qua đó, họ sẽ giúp phần tạo nên môi trường giáo dục tôn vinh sự đa dạng và an toàn cho tất cả học sinh, sinh viên.
Trong bài phát biểu tại buổi tọa đàm, Vũ Trần Dũng, người sáng lập và Cố vấn Mạng lưới Cấp cao của VYKAP, cho biết “đối với các bạn học sinh, sinh viên nói riêng và các bạn ở độ tuổi vị thành niên nói chung, bạn bè, thầy cô, và cha mẹ chính là tam giác có sức ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc nhất. Mặc dù vậy, thực trạng ở các trường học là giáo dục giới tính cho học sinh, sinh viên đang còn khá bị coi nhẹ và gò bó bởi những tiêu chuẩn.” Điều này dẫn tới nhiều học sinh, sinh viên thiếu kiến thực hoặc có nhận thức sai lầm về SOGIESC, và giới trẻ không có đủ kiến thức hoặc không biết cách tiếp cận các dịch vụ sức khỏe tình dục, sức khỏe sinh sản, gồm cả các dịch vụ về HIV và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục khác.
Một cuộc khảo sát trước chiến dịch đối với 100 sinh viên sư phạm tuổi từ 19 đến 28 cho thấy 85% số sinh viên được hỏi đồng ý với mục tiêu trên của chiến dịch, và mục tiêu này cũng phù hợp với kế hoạch quốc gia về việc lồng ghép giáo dục giới tính toàn diện vào chương trình giáo dục qua quá trình đào tạo sinh viên sư phạm. Tuy vậy, 77% sinh viên sư phạm cho biết họ không cảm thấy có đủ kiến thức về SOGIESC và các vấn đề ảnh hưởng tới cộng đồng LGBTIQ+ để có thể truyền tải kiến thức một cách hiệu quả tới các học sinh tương lai. 98% số sinh viên sư phạm được hỏi cho biết những hiểu biết về các vấn đề này của họ có được từ bạn bè, mạng internet, báo chí hoặc tương tác trực tiếp với cộng đồng LGBTIQ+, và chỉ 2% cho biết họ từng được học về các vấn đề này ở trường.
GS. TS. Nguyễn Quý Thanh, Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, một trong những trường đại học sư phạm lớn nhất cả nước, cũng nhấn mạnh vai trò của các giáo viên tương lai trong việc tạo nên những thay đổi có tác động và tính bền vững hướng tới một môi trường chấp nhận sự đa dạng. Theo GS. TS. Thanh “mỗi sinh viên sư phạm là một cá nhân, một công dân toàn cầu tương lai, và họ cũng chính là một phần trong sự đa dạng vốn có của cuộc sống. Khi có cách nhìn nhận vấn đề đa chiều, sâu sắc và toàn diện, các em sẽ góp phần thúc đẩy môi trường giáo dục an toàn, mà ở đó mọi sự khác biệt và đa dạng được tôn trọng. Qua sự kiện hôm nay, chúng ta, những nhà giáo và học sinh, sinh viên và cả cộng đồng sẽ hiểu hơn về sự quan trọng của thấu cảm và tôn trọng, về niềm Tự hào khi là Nhà giáo, những người đã, đang và sẽ góp phần tạo nên ‘Môi trường giáo dục an toàn và tôn vinh sự đa dạng’.”
Ông Christian Manhart, Trưởng Đại diện UNESCO tại Việt Nam, cũng củng cố thêm vai trò quan trọng của quan hệ đối tác trong giáo dục trong nỗ lực tạo nên môi trường giáo dục an toàn hơn cho cộng đồng LGBTIQ+.
“Sự kiện ngày hôm nay tượng trưng cho mối quan hệ hợp tác mạnh mẽ hơn giữa Trường Đại học Giáo dục, VYKAP và Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, trong một niềm tin chung rằng việc ủng hộ môi trường giáo dục an toàn cho học sinh, sinh viên thuộc cộng đồng LGBTIQ+, và tất cả các học sinh khác, là một trong những đóng góp quan trọng nhất cho sự phát triển của ngành giáo dục cả nước. Cùng nhau chúng ta có thể chung tay tạo nên một Việt Nam kiên cường và bao trùm hơn, nơi không ai bị bỏ lại phía sau.” - Ông Christian Manhart nói.
Thông tin về Chiến dịch Tự do và Bình đẳng 2021 tại Việt Nam
Được Liên Hợp Quốc khởi xướng, Chiến dịch Tự do và Bình đẳng là một chiến dịch toàn cầu và xuyên suốt từ năm 2013 nhằm thúc đẩy đối xử bình đẳng và hỗ trợ bảo vệ quyền lợi cho cộng đồng LGBTIQ+. Ngoài các chiến dịch toàn cầu và sự kiện do Liên Hợp Quốc tổ chức, những chiến dịch cấp quốc gia đã được tổ chức tại gần 30 nước trên thế giới với sự hỗ trợ của Liên Hợp Quốc cùng các đối tác ngoài Liên Hợp Quốc tại từng nước. Năm 2021 là năm thứ ba Chiến dịch Tự do và Bình đẳng được tổ chức tại Việt Nam. Chiến dịch Tự do và Bình đẳng năm 2021 được UNESCO điều phối với sự hỗ trợ của UNAIDS và UNDP, và hợp tác với Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU-UEd) và Mạng lưới quần thể đích trẻ Việt Nam (VYKAP).
Là một phần của Chiến dịch Tự do và Bình đẳng năm 2021 tại Việt Nam, chiến dịch mạng xã hội #viTUHAO_HANHDONGnao #StandwithPRIDE đã và đang truyền tải kiến thức về SOGIESC, thực trạng về bạo lực trên cơ sở giới trong học đường, và chia sẻ những câu chuyện thực tế của những người thuộc cộng đồng LGBTIQ+. Dự tính kết thúc vào 10/11, tính tới nay chiến dịch mạng xã hội này đã ra mắt 11 trên 13 bài viết, với trung bình 20.000 lượt tiếp cận mỗi bài trên trang Facebook của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam. Thực trạng bạo lực trên cơ sở giới mà học sinh, sinh viên LGBTIQ+ vẫn đang gặp phải, và những ước muốn của học sinh LGBTIQ+ khi hình dung một môi trường giáo dục an toàn là những nội dung đang được nhiều người quan tâm, với những bài viết này tính tới nay có được 56.000 và 33.000 lượt truy cập.
Buổi tọa đàm “Vì môi trường giáo dục an toàn và tôn vinh sự đa dạng” đã mở ra một cuộc đối thoại sôi động về giáo dục giới tính toàn diện trong trường học, và có sự tham gia của các diễn giả khách mời gồm PGS. TS. Phạm Mạnh Hà, Giám đốc Trung tâm Hợp tác Đào tạo và Bồi dưỡng – Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội; PGS. TS. Trần Thành Nam, Chủ nhiệm Khoa Các Khoa học Giáo dục – Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội; anh Vũ Trần Dũng, người sáng lập và Cố vấn Mạng lưới Cấp cao – VYKAP, và các thành viênss thuộc cộng đồng LGBTIQ+ khác.
Buổi tọa đàm được phát sóng trực tiếp trên Facebook.
Để xem thêm thông tin về Chiến dịch, vui lòng truy cập trang web của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, hoặc liên hệ:
Hoàng Huyền
Cán bộ Truyền thông
UNESCO tại Việt Nam
Email: th.hoang@unesco.org
Cán bộ Truyền thông
UNESCO tại Việt Nam
Email: th.hoang@unesco.org
1 of 5
Latest Resources
1 / 11
Nguồn lực
19 tháng 11 2021
1 / 11