Thông cáo báo chí

Các cơ quan thực thi pháp luật và các cơ quan truyền thông thúc đẩy bảo vệ an toàn của các nhà báo ở Việt Nam

29 tháng 9 2017

  • Hà Nội, ngày 29/9/2017 - 50 đại biểu từ các cơ quan thực thi pháp luật và các tổ chức truyền thông, các cơ sở giáo dục và các phóng viên, nhà báo  Việt Nam đã nhất trí tăng cường nỗ lực bảo vệ các nhà báo khỏi các mối đe dọa về bạo lực. Cuộc hội thảo tập huấn hai ngày về tầm quan trọng của việc tạo điều kiện tiếp cận thông tin và minh bạch do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với UNESCO tổ chức vào ngày 28-29 tháng 9 tại Hà Nội có dự tham dự của các đại biểu từ  Bộ Công an đã phát huy vai trò phối hợp giữa các phóng viên, nhà bá, cơ quan báo chí và cơ quan thực thi pháp luật trong việc đảm bảo sự an toàn của các nhà báo và chấm dứt tình trạng miễn trừ trách nhiệm cho những hành vi vi phạm an toàn của nhà báo.

Khung pháp luật về báo chí, truyền thông của Việt Nam tương đối toàn diện nhưng các nhà báo vẫn tiếp tục gặp phải vấn đề an toàn cá nhân và tác nghiệp trong môi trường làm việc của họ. Theo báo cáo năm 2016 của Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Truyền thông, 96% các nhà báo cho biết đã gặp phải một số cản trở trong tác nghiệp và rủi ro đối với sự an toàn của họ. Các phương tiện truyền thông Việt Nam cũng phản ánh các trường hợp khúc mắc  với các đơn vị thực thi pháp luật.

Nhằm giúp giải quyết các vấn đề này, hội thảo tập huấn đã thảo luận về các văn bản quy phạm pháp luật quốc tế và Việt Nam liên quan đến an toàn của các nhà báo cũng như vai trò của việc thực thi pháp luật trong việc đảm bảo các nhà báo làm việc trong môi trường an toàn.

Trong thời gian hai ngày, các học viên trao đổi các kinh nghiệm để tăng cường sự hiểu biết và phối hợp giữa các cơ quan thực thi pháp luật, các tổ chức truyền thông và các nhà báo để đảm bảo thực thi luật pháp và an toàn xã hội  và an toàn cho các nhà báo.

Trên cơ sở chia sẻ kinh nghiệm và thảo luận, các đại biểu đã tạo cơ sở cho việc thành lập một mạng lưới các nhà báo, cơ quan báo chí và các cơ quan an ninh thông tin. Mạng lưới này dự kiến ​​sẽ hỗ trợ việc điều chỉnh và tuân thủ pháp luật liên quan đến sự an toàn của các nhà báo với sự tham gia tích cực của tất cả các thành viên.

Ông Michael Croft, Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam nhấn mạnh rằng với môi trường truyền thông ngày càng phức tạp, UNESCO tiếp tục “thúc đẩy bảo vệ an toàn nhà báo và chấm dứt miễn trừ trách nhiệm đối với những người tấn công họ" , và nêu rõ đây hai yếu tố chính mà “UNESCO hỗ trợ nhằm tăng cường với tự do báo chí trên tất cả các nền tảng truyền thông, vì nhân quyền, hòa bình, bền vững và xoá đói giảm nghèo".

Ông Nguyễn Thái Thiên, Phó cục trưởng Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông, nhấn mạnh sự cần thiết phải củng cố việc thực thi pháp luật ngay từ bây giờ khi Luật  Báo chí của Việt Nam đã được sửa đổi và hoàn thiện. Ông cũng kêu gọi các cơ quan báo chí, truyền thông và các cơ quan thực thi pháp luật nỗ lực đảm bảo sự an toàn nhà báo và chấm dứt miễn trừ trách nhiệm đối với các hành vi chống nhà báo.

Kết thúc hội thảo, các nhà báo và các đại biểu thuộc các cơ quan thực thi pháp luật bày tỏ sẵn sàng tiếp tục chia sẻ thông tin và kinh nghiệm và thông qua mạng lưới để thúc đẩy một môi trường an toàn hơn cho các nhà báo tác nghiệp.

UNESCO tích cực thúc đẩy sự an toàn của nhà báo và tin rằng họ có quyền tác nghiệp mà không bị đe dọa bạo lực, đi đầu trong việc thực hiện Kế hoạch hành động của Liên hợp quốc về an toàn cho nhà báo và Vấn đề miễn trừ trách nhiệm. Vào năm 2013, UNESCO đã thông qua Kế hoạch hành động của UNESCO về an toàn cho nhà báo và miễn trừ trách nhiệm, tăng cường công tác của tổ chức trong lĩnh vực này.

Để biết thêm thông tin, vui lòng liên hệ với Bà Hoàng Minh Nguyệt, Điều phối các Chương trình Thông tin và Thông tin tại hm.nguyet (at) unesco.org

Dung Nguyen pic.JPG

Nguyễn Thị Dung

UNESCO
Trợ lý Trưởng đại diện

Các cơ quan LHQ tham gia sáng kiến này

UNESCO
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc

Các mục tiêu chúng tôi đang hỗ trợ thông qua sáng kiến này