Tài liệu tập huấn dành cho kiểm sát viên trong ứng phó với bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái ở châu Á và Thái Bình Dương
Quá trình truy tố người gây bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái (BLPN) có thể gặp khó khăn do các lý do về cấu trúc xã hội, thủ tục, các lý do cá nhân v.v. Đối với những người sống sót sau bạo lực, quá trình khiếu nại lên hệ thống tư pháp hình sự có thể gặp nhiều khó khăn và tổn thương. Vì thế, cách thức cán bộ tư pháp hình sự tiếp xúc với nạn nhân ban đầu sẽ quyết định liệu nạn nhân/người sống sót có lựa chọn theo đuổi các hành động pháp lý tiếp theo hay từ bỏ. Tuy nhiên, như các nghiên cứu đã chỉ ra chỉ ra, định kiến giới và phân biệt đối xử khuyến khích những hiểu lầm về các hành vi BLPN, từ đó hình thành nên thái độ và phản ứng của ngành tư pháp hình sự với các vụ án BLPN. Vì thế, người sống sót sau bạo lực đối diện với những trở ngại về xã hội, pháp lý và thể chế, dẫn đến tỉ lệ từ bỏ cao. Kiểm sát viên có thể đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hệ thống tư pháp hình sự đáng tin cậy cho nạn nhân của BLPN.
Tài liệu tập huấn này được phát triển thông qua sự hợp tác của Tổ chức Global Rights for Women (Quyền cho Phụ nữ trên toàn cầu) và Văn phòng UN Women khu vực châu Á và Thái Bình Dương, nhằm nâng cao năng lực của các kiểm sát viên trong ứng phó tốt và toàn diện khi làm việc với những người sống sót sau bạo lực và để hiểu rõ hơn về quan điểm, trải nghiệm của họ, đảm bảo mang lại công bằng và đáp ứng nhu cầu của họ. Mục tiêu của tài liệu tập huấn này là các cách thức tiếp cận mang tính chuyển đổi về giới, có hiểu biết về sang chấn và lấy nạn nhân làm trung tâm được sử dụng trong quá trình truy tố và giải quyết các định kiến về giới, nhằm đảm bảo hệ thống pháp luật hỗ trợ những người sống sót của BLPN một cách tôn trọng và trao quyền. Tài liệu bao gồm các nguyên tắc và cân nhắc chính cho tất cả các kiểm sát viên làm việc với nạn nhân của BLPN, đồng thời bao gồm các hướng dẫn thực tế từng bước cho giảng viên, cũng như các bài tập và tài liệu với các nghiên cứu tình huống.