Thanh niên Việt Nam bày tỏ quan điểm của họ về giáo dục STEM trong tương lai tại khóa tập huấn STEM-SPEAK Việt Nam – Đồng tổ chức bởi UNESCO, CED và MICROSOFT
26 tháng 7 2018
- Ngày 26-28/07/2018 - Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp Quốc (UNESCO) phối hợp cùng với Microsoft và Trung tâm Giáo dục và Phát triển (CED) tổ chức khóa tập huấn STEM-SPEAK với sự tham gia của 38 bạn trẻ có độ tuổi 18-25 đến từ khắp các miền trên cả nước. Trong khóa tập huấn STEM-SPEAK 2018 này, các bạn trẻ sẽ phát triển một tầm nhìn toàn diện về STEM bằng cách "sử dụng tương lai".
Sự kiện được tổ chức tại Tòa nhà Xanh 1 Liên hợp quốc, 304 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội. Các chuyên gia đến từ UNESCO sẽ hướng dẫn học viên bước ra khỏi khu vực an toàn và bắt đầu những điều mới bằng cách khám phá những viễn cảnh liên tục thay đổi trong tương lai. Mục đích của khóa đào tạo là giúp các bạn trẻ có thể nhận ra được tầm nhìn của mình và các ý tưởng sáng tạo để xây dựng tầm nhìn về một tương lai tươi sáng bền vững với STEM.
Môi trường thay đổi nhanh chóng trong thời đại công nghiệp 4.0 đòi hỏi các bạn trẻ không chỉ có trình độ kỹ thuật mà còn phải có sự sáng tạo, tìm ra các giải pháp đột phá để giải quyết các thách thức mang tính toàn cầu. Với yêu cầu thiết yếu này, các bạn trẻ tham dự sẽ sử dụng năng lực của họ để đổi mới toàn diện giáo dục STEM cho tương lai. Tham dự STEM-SPEAK năm nay phần đông các bạn là nữ giới với nhiều nền tảng chuyên môn khác nhau: sinh viên, giáo viên, nhà nghiên cứu.
Thông qua việc sử dụng các phương pháp tiếp cận sáng tạo, đột phá và độc đáo, STEM-SPEAK hướng đến giải quyết các vấn đề của xã hội bao gồm thu hẹp khoảng cách về giới trong nghề nghiệp và giáo dục. Bên cạnh đó, STEM-SPEAK cũng hướng đến việc xác định các vẫn đề đang cản trở các bạn trẻ, đặc biệt là nữ giới, khi họ theo đuổi những công việc liên quan STEM và qua đó có thể đưa ra các giải pháp sáng tạo để giải quyết vấn đề này.
"Công nghệ là chìa khóa mở ra nhiều cơ hội khác nhau cho sự tăng trưởng và phát triển. Để Việt Nam vươn lên và tỏa sáng trong hành trình thay đổi, nuôi dưỡng lý tưởng của thế hệ trẻ tiếp theo thì STEM sẽ cần là ưu tiên hàng đầu của chúng ta ngay từ bây giờ, và trong tương lai. Nhiệm vụ này nên được thực có quy mô, mang tính liên tục và đặc biệt quan trọng, bao gồm tất cả mọi người, nhất là là phụ nữ và người khuyết tật", Bà Lê Hồng Nhi, Microsoft Philanthropies Vietnam nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục STEM.
Đại diện UNESCO tại Việt Nam, Michael Croft, chỉ ra mối liên hệ với bối cảnh rộng lớn hơn. "STEM trao quyền cho thanh niên để thúc đẩy phát triển bền vững. Mọi người cần tham gia, bao gồm cả nữ giới, các nhóm bị thiệt thòi và dễ bị tổn thương. Mọi người nên có tiếng nói."
Tri thức tương lai về STEM là gì (STEM Futures Literacy)?
- UNESCO và CED đang tìm kiếm những giải pháp mạnh mẽ và phù hợp để giải quyết các vấn đề cản trở chương trình STEM, nhằm tạo điều kiện cho một sự hiểu biết chung và một cách tiếp cận phối hợp giữa các đối tác chính trong lĩnh vực này. Khóa tập STEM Futures Literacy lựa chọn các bạn trẻ tiêu biểu, đặc biệt là nữ giới để khám phá và đưa ra các đề xuất cho STEM trong tương lai thông qua "lăng kính giới tính". Điều này đảm bảo STEM không phải là lĩnh vực khó tiếp cận hoặc là ưu tiên riêng cho một đối tượng nào, mà nó là cơ sở giáo dục cho thanh thiếu niên ở bất kể nền tảng chuyên môn là gì. Tập huấn STEM Futures Literacy cho phép các bạn trẻ đưa ra quan điểm của mình về STEM, nhận biết các rào cản, thách thức, sự trăn trở, những điều này được thu thập để tạo ra một chân dung rõ ràng về nguyện vọng thanh thiếu niên đối các bên liên quan chính, bao gồm các nhà hoạch định chính sách, nhà nghiên cứu, nhà giáo dục và các nhà lãnh đạo.
- Sau mỗi bài tập STEM Futures Literacy, các bạn trẻ sẽ trình bày quan điểm của họ về chương trình STEM cho các đối tác chính (Chính phủ, đối tác công nghệ thông tin,...) tại Diễn đàn trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu dự kiến vào cuối năm 2018. Qua đó, sẽ giúp các đối tác điều chỉnh các quan điểm tốt hơn những lỗ hổng, khoảng cách và nhu cầu được xác định bởi thanh thiếu niên. Việc tập hợp các ý tưởng, ý kiến cũng như cách nhìn nhận của giới trẻ nhằm tìm ra các giải pháp hiệu quả thúc đẩy sự phát triển bền vững cho Việt Nam, các giải pháp này có thể sử dụng cho sự khởi đầu của một cuộc đối thoại được thể chế hóa trong tương lai.
Liên hệ:
- Phạm Thị Hải Yến, Cán bộ CED | email: yenpt@ced.edu.vn;
- Vũ Thị Hải Hà, Cán bộ chương trình Carlo Schmid, UNESCO | email: hh.vu-thi@unesco.org