Thông cáo báo chí

Hội thảo về Tài nguyên Giáo dục Mở lần thứ 3 tại Việt Nam

19 tháng 10 2017

  • Hà Nội, ngày 19 /10/2017 - Cộng đồng Tài nguyên Giáo dục Mở (OER) ở Việt Nam bao gồm các trung tâm nghiên cứu, các trường đại học, hiệp hội thư viện, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức quốc tế tiếp tục thúc đẩy phong trào OER tại Hội thảo Quốc gia về OER lần thứ ba thông qua việc chia sẻ thực tiễn và các bài học kinh nghiệm, đưa ra các khuyến nghị để mở rộng OER trong giáo dục đại học ở Việt Nam.

Hội thảo Quốc gia về OER Quốc gia lần thứ ba với chủ đề "Thực hiện Tài nguyên Giáo dục Mở: Bản quyền và Giấy phép" do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHKHXHNV) phối hợp với UNESCO tổ chức. Hơn 70 đại biểu đã tham dự Hội nghị, bao gồm đại diện của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Bộ Khoa học và Công nghệ, các tổ chức giáo dục đại học, hiệp hội thư viện, các tổ chức phi chính phủ và tổ chức quốc tế tại Việt Nam.

Phát biểu tại hội nghị, Tiến sĩ Đỗ Văn Hùng, Trưởng khoa Thư viện và Thông tin, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã thông báo rằng sau hơn hai tháng thí điểm OER tại Trường ĐHKHXHNV và Đại học Thăng Long, 1057 học liệu mở đã được sản xuất và tải lên các thư viện OER trực tuyến mới được xây dựng. Trong quá trình thí điểm, hơn 3500 lượt truy cập vào các thư viện OER cho thấy mức độ quan tâm cao tới OER và 11 ấn phẩm mà trong đó có 10 tài liệu hướng dẫn, tài liệu và tài nguyên của UNESCO được dịch sang tiếng Việt và chia sẻ với công chúng.

Ngoài nhữngkết quả này, hơn 1000 lượt người đã được đào tạo về vận động chính sách OER, sản xuất OER, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và chia sẻ OER thông qua các hội thảo và các đợt tuyên truyền về OER và Truy cập mở được tổ chức trên cả nước do nhóm tình nguyện viên về OER từ các trung tâm nghiên cứu, các trường đại học và các tổ chức phi chính phủ thực hiện.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã nêu lên những thách thức đối với Truy cập mở và các vấn đề bản quyền liên quan tới các luật pháp, quy định và cơ chế quản lý liên quan. Các đại biểu cũng trình bày các thông lệ quốc tế và quốc gia liên quan đến bản quyền, bao gồm cả Giấy phép mở Creative Commons, phát triển gần đây của phong trào OER trên thế giới và ở Việt Nam.

Với quan điểm nhất trí về các lợi ích mà OER đem lại cho giáo dục, các đại biểu đã đưa ra các khuyến nghị giúp thúc đẩy OER ở Việt Nam:

  • Nâng cao nhận thức về OER cho các nhà hoạch định chính sách, đặc biệt là Bộ Giáo dục và Đào tạo, lãnh đạo các trường đại học, thư viện, giảng viên và sinh viên các bên liên quan;
  • Tiếp tục công tác vận động chính sách quốc gia, các cơ chế phối hợp thống nhất và hướng dẫn cụ thể quy định chi tiết việc thúc đẩy OER trên quy mô lớn;
  • Thành lập Uỷ ban Quốc gia về OER để tập hợp và điều phối phong trào;
  • Tiếp tục nâng cao năng lực cho các người sản xuất và người sử dụng OER cả về công nghệ lẫn nội dung;
  • Gắn kết phong trào OER ở Việt Nam với thế giới nhằm sự kết hợp và chia sẻ kiến thức tốt hơn;
  • Giải quyết những khó khăn về pháp lý trong bản quyền của OERs; và
  • Thu hút thêm nhiều bên liên quan để tạo nên sức mạnh tổng hợp cho OERs ở Việt Nam.

Kết thúc hội nghị, các đại biểu bày tỏ cam kết hợp tác cùng với UNESCO để phát triển OER ở Việt Nam dựa trên các khuyến nghị này cũng như Kế hoạch Hành động Ljubljana về OER 2017 được thông qua vào tháng 9 để hỗ trợ OER. Tiếp theo Hội thảo, Tuần lễ Truy cập Mở sẽ được tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh. Trong thời gian đó nhóm chuyên gia của dự án sẽ tới các trường đại học nâng cao nhận thức cho lãnh đạo, cán bộ, sinh viên về OER và Truy cập mở.

Để biết thêm thông tin, xin vui lòng liên hệ với Bà Hoàng Minh Nguyệt, Điều phối viên Chương trình Thông tin và Thông tin, tại hm.nguyet(at)unesco.org

Dung Nguyen pic.JPG

Nguyễn Thị Dung

UNESCO
Trợ lý Trưởng đại diện

Các cơ quan LHQ tham gia sáng kiến này

UNESCO
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc

Các mục tiêu chúng tôi đang hỗ trợ thông qua sáng kiến này