Giám sát có sự tham gia nhằm tăng cường trách nhiệm giải trình ở Việt Nam
Năm 2012, Liên Hợp Quốc tiến hành tham vấn toàn cầu về Chương trình nghị sự phát triển sau năm 2015 nhằm lắng nghe tiếng nói của người dân về một tương lai mà họ mong muốn. 83 quốc gia trong đó có Việt Nam đã được lựa chọn để tiến hành tham vấn quốc gia. Tham vấn quốc gia ở Việt Nam tập trung vào 8 nhóm dân cư và hội thảo tham vấn được tổ chức vào 20/3/2013. Các cuộc tham vấn đã hỏi ý kiến 1.300 người dân Việt Nam và số lượng người Việt Nam tham gia bỏ phiếu về những vấn đề quan trọng nhất với họ trên website ‘Thế giới của tôi’ còn lớn hơn nhiều.
Vòng hai chương trình tham vấn sau năm 2015 tập trung vào “Phương thức thực hiện” đối với khung phát triển toàn cầu mới. Việt Nam là một trong 10 nước được lựa chọn trên toàn cầu để tham vấn về chủ đề “Giám sát có sự tham gia, các hình thức trách nhiệm giải trình hiện có và hình thức mới”. Chủ đề này gắn với thông điệp của vòng tham vấn đầu tiên về mong muốn của người dân được đóng vai trò chủ động hơn nữa trong quá trình hoạch định chính sách và ra quyết định. Giám sát do người dân chủ trì nhằm tăng cường trách nhiệm giải trình có thể là cách để trao quyền cho người dân để họ có thể tự xây dựng các ưu tiên của mình đồng thời kiểm soát tốt hơn nhưng quyết định có thể ảnh hưởng tới cuộc sống của họ.