Thông cáo báo chí

UNIDO hợp tác với SECO và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức Hội thảo Báo cáo Kết quả Giai đoạn Khởi động Dự án GQSP Việt Nam - Giai đoạn 2: "Nâng cao năng lực tuân thủ tiêu chuẩn và chất lượng của chuỗi giá trị trái cây nhiệt đới tại Việt Nam

15 tháng 4 2024

15 tháng 4 năm 2024 - Chương trình Chất lượng và Tiêu chuẩn Toàn cầu (GQSP) được tài trợ bởi Tổng cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ (SECO), là kết quả của mối quan hệ hợp tác chiến lược giữa Thụy Sĩ và Tổ chức Phát Triển Công Nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO) nhằm thúc đẩy thương mại và năng lực cạnh tranh thông qua việc tăng cường năng lực tuân thủ tiêu chuẩn và chất lượng để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận thị trường.

GQSP Việt Nam Giai đoạn 1 (2020-2023), UNIDO đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN&PTNT) tập trung vào "Nâng cao năng lực tuân thủ tiêu chuẩn và chất lượng của chuỗi giá trị xoài và bưởi tại Đồng bằng sông Cửu Long" và đã đạt được nhiều kết quả ý nghĩa, góp phần vào kỷ lục xuất khẩu trái cây năm 2023. Giai đoạn 2 (2023-2026) sẽ mở rộng và áp dụng các bài học kinh nghiệm trên phạm vi toàn ngành trái cây nhiệt đới. Mục tiêu của giai đoạn 2 là nâng cao năng lực cạnh tranh và tính bền vững của xuất khẩu trái cây nhiệt đới Việt Nam thông qua đổi mới, đa dạng hóa, cải thiện chất lượng và tuân thủ các tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu của thị trường hiện đại. Dự án sẽ tập trung vào ba lĩnh vực can thiệp chính: Tăng cường Cơ sở Hạ tầng Chất lượng, Tăng cường Khả năng Tuân thủ Tiêu chuẩn của Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ, và Văn hóa Chất lượng.

Caption: Toàn cảnh Hội thảo

Trong bài phát biểu khai mạc, bà Lê Thị Thanh Thảo, Đại diện Quốc gia UNIDO tại Việt Nam, cho biết: "Chúng tôi sẽ mở rộng các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật cho chuỗi giá trị xoài, bưởi, sầu riêng và chanh dây ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên, tiếp tục hợp tác với các đối tác liên quan để i) tạo môi trường chính sách thuận lợi, nâng cao nhận thức và tăng cường văn hóa chất lượng; ii) cải thiện dịch vụ cơ sở hạ tầng chất lượng để giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế; iii) nâng cao năng lực của các doanh nghiệp vừa và nhỏ để tuân thủ các tiêu chuẩn đó. Điều này sẽ giúp ngành trái cây nhiệt đới Việt Nam có thể đáp ứng tốt hơn yêu cầu của nhiều thị trường xuất khẩu khác nhau và tận dụng được các cơ hội hiện có, từ đó cải thiện hiệu quả kinh tế của đất nước."

Ms. Le Thi Thanh Thao, UNIDO Country Representative in Viet Nam
Caption: Bà Lê Thị Thanh Thảo, Đại diện Quốc gia UNIDO tại Việt Nam

Bà Bachmann Sibylle, Trưởng phòng Hợp tác, Đại sứ quán Thụy Sĩ tại Việt Nam, chia sẻ: "Sự hợp tác giữa UNIDO và Bộ NN&PTNT đã đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao các tiêu chuẩn chất lượng trong ngành trái cây nhiệt đới, bởi vì chúng tôi đã mở rộng phạm vi của dự án bao trùm toàn ngành trong giai đoạn 2. Chúng ta đều công nhận vai trò then chốt của việc đối thoại giữa các bên liên quan trong việc định hình chính sách Chất lượng và Tiêu chuẩn cho chuỗi giá trị trái cây nhiệt đới của Việt Nam. Tôi kêu gọi các buổi đối thoại công-tư hiệu quả và chiến lược hơn để thúc đẩy các chính sách hỗ trợ phát triển ngành trái cây nhiệt đới Việt Nam, đồng thời đảm bảo chất lượng, an toàn và gắn liền với thị trường."

Caption: Bà Bachmann Sibylle, Trưởng phòng Hợp tác, Đại sứ quán Thụy Sĩ tại Việt Nam

Ông Phạm Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ Sau thu hoạch (VIAEP), cho biết: "Ngành trái cây và rau quả đạt mức kỷ lục về kim ngạch xuất khẩu 5,69 tỷ USD năm 2023, tăng 69,2% so với năm 2022 và trở thành ngành xuất khẩu có mức tăng trưởng cao nhất. Rau quả là mặt hàng mũi nhọn, đóng góp khoảng 20% vào kim ngạch xuất khẩu nông sản. Tăng cường chế biến, chế biến sâu và giảm tổn thất sau thu hoạch là con đường bền vững để thúc đẩy xuất khẩu rau quả, cũng như giảm chi phí logistics."

Caption: Ông Phạm Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ Sau thu hoạch (VIAEP)

Bộ NN&PTNT đề ra mục tiêu trong chiến lược phát triển ngành trái cây, theo đó diện tích cây ăn quả của cả nước sẽ đạt 1,2 triệu hecta với sản lượng 14 triệu tấn và doanh thu xuất khẩu sẽ đạt trên 5 tỷ USD vào năm 2025 và 6,5 tỷ USD vào năm 2030. Chiến lược này cũng xác định 14 loại trái cây chủ lực gồm thanh long, xoài, chuối, vải, nhãn, cam, bưởi, dứa, chôm chôm, sầu riêng, mít, chanh dây, bơ, na.

 

Để biết thêm thông tin, xin vui lòng liên hệ:

Bà Hoàng Mai Vân Anh

Điều phối Dự án

Điện thoại: +84 979 528 798

Email: v.hoang-mai@unido.org 

 

Các cơ quan LHQ tham gia sáng kiến này

UNIDO
Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc

Các mục tiêu chúng tôi đang hỗ trợ thông qua sáng kiến này