Thông cáo báo chí

Tập huấn giáo viên về lồng ghép bình đẳng giới và đáp ứng giới trong các hoạt động giáo dục tại nhà trường

10 tháng 8 2017

  • Hà Nội, ngày 9 và 10 tháng 8 năm 2017 – Hơn 60 giáo viên các trường THCS và cao đẳng đã tham gia hội thảo tập huấn kéo dài 2 ngày về giới và các hoạt động đáp ứng giới tại nhà trường. Hội thảo tập huấn do Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) tại Hà Nội và Cục Nhà giáo và Cán bộ Quản lý Giáo dục (Cục Nhà giáo), Bộ Giáo dục & Đào tạo tổ chức, đây cũng là một trong các hoạt động nối tiếp sau khi khóa học trực tiến về phương pháp giảng dạy đáp ứng giới được áp dung thử nghiệm cho 170 giáo viên và cán bộ quản lý nhà trường tại 30 trường THCS trên địa bàn Hà Nội, Huê và Hồ Chí Minh.

Nhằm trang bị cho các nhà giáo kiến ​​thức và kỹ năng cần thiết để trở thành đội ngũ cán bộ nguồn trong tương lai về vấn đề giới và đáp ứng giới tại trường học, hội thảo tập huấn đã trang bị và cung cấp cho học viên các lý thuyết cơ bản về giới, bối cảnh xã hội thực tế về vấn đề phân biệt đối xử giới trong nhà trường và xã hội, và các cách tiếp cận hiệu quả để lồng ghép bình đẳng giới vào hoạt động dạy và học.

Với sự hỗ trợ của các chuyên gia từ Đại học Sư phạm Hà Nội, các nội dung trong hội thảo tập huấn đã giúp các học viên cơ hội để trao đổi ý tưởng, các vấn đề khó khăn và đặt ra câu hỏi liên quan tới các nội dung về bắt nạt học đường, phân biệt đối xử do những khuôn mẫu giới, gây ảnh hưởng đến việc học tập và quản lý hành vi học sinh.

Một trong những hoạt động giúp các học viên xác định quan điểm của họ về thế nào là một người phụ nữ hoặc đàn ông “đích thực” là mỗi nhóm được chia từ trước sẽ minh hoạ các đặc điểm nổi bật của cả hai giới và sau đó phản ánh và tranh luận về những giả định của họ. Hoạt động chính là gợi ý quan trọng để các học viên khám phá các khái niệm về giới tính, bản dạng giới và xu hướng tình dục. Đồng thời, những khái niệm có trong hội thảo tập huấn cung cấp cơ sở cho các học viên thảo luận về tầm quan trọng của bình đẳng giới và nhu cầu cần điều chỉnh những quan điểm từ lâu về vai trò của phụ nữ và đàn ông trong gia đình và xã hội.

Thông qua các hoạt động tương tác và trao đổi, các học viên tham gia đã được giới thiệu thêm về kỹ thuật sư phạm và hướng dẫn về cách xây dựng hoạt động giáo dục đáp ứng giới, giúp kết hợp các yếu tố từ hoạt động khởi động, khám phá và giảng dạy dựa trên kinh nghiệm cũng như các ứng dụng thực tế về chủ đề đang học.

Đánh giá hội thảo tập huấn, một giáo viên nam dạy môn toán và vật lý thấy rằng “Các môn học STEM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học) không chỉ dành cho học sinh nam, bởi vì các giáo viên nữ trong hội thảo tập huấn đã truyền cảm hứng và tạo động lực cho rất nhiều học sinh nữ tham gia và đạt thành tích cao trong lĩnh vực này.

Chủ đề về tầm quan trọng của gia đình trong giáo dục là chủ đề được đề cập nhiều trong các cuộc thảo luận nhóm. Đáng chú ý là một giáo viên nữ đang công tác tại một trường trung học cơ sở nói “việc dạy học sinh về bình đẳng giới đòi hỏi sự hợp tác của bố mẹ học sinh, do gia đình hình thành nên quan điểm về giới, nhiều cha mẹ áp đặt cho con em họ lựa chọn học hoặc chọn nghề dựa trên mong đợi của họ về vai trò của nam và nữ”.

Trong các hội thảo tập huấn tiếp theo tại Huế và Thành phố Hồ Chí Minh, UNESCO tiếp tục hỗ trợ Việt Nam  thực hiện Kế hoạch Hành động về Bình đẳng Giới ngành Giáo dục, giai đoạn 2016-2020. Thông qua đó, UNESCO tin rằng việc xây dựng năng lực cho giáo viên, các nhà quản lý và giảng viên về lồng ghép giới và bình đẳng giới vào thực tiễn giảng dạy và quản lý trường học là một bước nhảy vọt để đạt được Mục tiêu Phát triển Bền vững năm 2030.

Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ:

  • Ms Trần Thị Phương Nhung, Quản lý Chương trình Giới, tại tt.nhung(at)unesco.org

Nhấn vào đây để truy cập khóa học trực tuyến về phương pháp giảng dạy đáp ứng giới.

Dung Nguyen pic.JPG

Nguyễn Thị Dung

UNESCO
Trợ lý Trưởng đại diện

Các cơ quan LHQ tham gia sáng kiến này

UNESCO
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc

Các mục tiêu chúng tôi đang hỗ trợ thông qua sáng kiến này