Thông cáo báo chí

Diễn đàn Quốc Gia về Giáo dục Việt Nam

19 tháng 9 2017

  • Hà Nội, ngày 19 tháng 9 năm 2017 – Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cùng sự hỗ trợ từ UNESCO và Quỹ Đối tác Toàn cầu vì Giáo dục (GPE) đã tổ chức Diễn đàn Giáo dục Quốc gia nhằm thông báo các kết quả từ báo cáo Phân tích Nghành Giáo dục ESA, qua đó đóng góp vào báo cáo đánh giá giữa kỳ của Chiến lược Phát triển Nghành Giáo dục 2011-2020. Báo cáo ESA, một phân tích dựa trên bằng chứng về những thành tựu trong giai đoạn đầu của Chiến lược Phát Triển Nghành Giáo dục, đưa ra một số khuyến nghị quan trọng cho sự phát triển của Nghành Giáo dục Việt Nam trong bối cảnh thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs).

Nhận thức được tầm quan trọng của một hệ thống giáo dục dựa trên chất lượng và hòa nhập hướng tới sự phát triển bền vững, Bộ GD&ĐT đã thực hiên báo cáo Phân tích Nghành Giáo dục ESA về giáo dục phổ thông giai đoạn 2011-2015. Báo cáo ESA góp phần vào việc đánh giá Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 qua đó đưa ra các khuyến nghị phù hợp với nhu cầu của nghành Giáo dục đến năm 2020.

Diễn đàn đón tiếp sự tham gia của hơn 150 đại biểu bao gồm các cán bộ giáo dục, đại diện các tổ chức quốc tế và cơ sở giáo dục, các chuyên gia và đối tác phát triển. Các bên liên quan đã cùng nhau thảo luận những kết quả chính của báo cáo ESA cũng như những gợi ý cho việc điều chỉnh các mục tiêu trong Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 và Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững, cụ thể là Mục tiêu phát triển bền vững số 4.

Qua việc trình bày kết quả của báo cáo ESA Việt Nam, Phó giáo sư Trần Thị Thái Hà, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, đã cung cấp bằng chứng và phân tích từ đó rút ra 3 khuyến nghị chính cho nghành Giáo dục giai đoạn 2016-2020 như sau:

  1. Tiếp tục dành sự ưu tiên hơn nữa cho các nhóm và khu vực có hoàn cảnh khó khăn thông qua việc tái cơ cấu đầu tư công vào giáo dục cùng lúc đó khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân trong việc cung cấp các dịch vụ giáo dục, tăng cường các chính sách và sáng kiến hiện có hoặc ban hành các chính sách mới nhằm đảm bảo tính hòa nhập và bình đẳng giới trong phát triển giáo dục.
  2. Cải tiến Giáo dục phổ thông với trọng tâm là phương pháp dạy và học dựa trên năng lực, nâng cao năng lực của giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, và thúc đẩy sự ứng dụng của CNTT vào việc dạy và học.
  3. Cải thiện hệ thống quản lý giáo dục, cải tiến phương pháp lập kế hoạch, dự thảo ngân sách và giám sát và đánh giá trong giáo dục, cải thiện cơ sở pháp lý để tăng tính tự chủ trong quản lý giáo dục và cung cấp dịch vụ, tăng cường sự phối hợp giữa các nghành, các cấp nhằm cải thiện các chính sách và cơ chế liên quan đến phát triển giáo dục.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, Bà Nguyễn Thị Nghĩa ghi nhận những thay đổi tích cực "theo phương hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế" trong hệ thống giáo dục phổ thông Việt Nam thời gian vừa qua. Bà cũng nhấn mạnh thêm rằng "kết quả của báo cáo phân tích nghành giáo dục ESA đặc biệt quan trong trong bối cảnh cải cách chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông đang được tiến hành".

Tương tự, Trưởng Đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam, Ông Michael Croft, nhấn mạnh tầm quan trọng của báo cáo ESA trong việc hướng đến "xây dựng mục tiêu dựa vào kết quả, các giải pháp chiến lược tốt hơn cho giai đoạn 2 của Chiến lược phát triển giáo dục nhằm đảm bảo sự gắn kết chặt chẽ giữa bối cảnh phát triển quốc gia và các đổi mới trong giáo dục và đào tạo". Ông Croft nhấn mạnh rằng, trong khía cạnh này, "chúng ta cùng nhau tại đây nhất trí rằng giáo dục giữ một vai trò then chốt cho sự phát triển bền vững và cùng cam kết hỗ trợ việc triển khai giai đoạn 2 của Chiến lược phát triển giáo dục".

Dựa trên các phản hồi và ý kiến đóng góp của các đại biểu tham gia thông qua các cuộc thảo luận chuyên sâu, báo cáo phân tích nghành giáo dục ESA sẽ tiếp tục được cải thiện nhằm phản ánh các vấn đề cần được ưu tiên cũng như giải pháp. Báo cáo đánh giá giữa kỳ của Chiến lược phát triển giáo dục sẽ được hoàn thành và chia sẻ với các cán bộ giáo dục trong thời gian tới.

Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng xin liên hệ ông

  • Toshiyuki Matsumoto, Chuyên gia Chương trình Giáo dục, tại t.matsumoto(at)unesco.org
Dung Nguyen pic.JPG

Nguyễn Thị Dung

UNESCO
Trợ lý Trưởng đại diện

Các cơ quan LHQ tham gia sáng kiến này

UNESCO
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc

Các mục tiêu chúng tôi đang hỗ trợ thông qua sáng kiến này