Thông cáo báo chí

Các đối tác trong Sáng kiến Bình đẳng Giới và Giáo dục Trẻ em gái ở Việt Nam cùng thảo luận về đảm bảo tiến độ và chất lượng hoạt động của Sáng kiến về Bình đẳng giới và giáo dục trẻ em gái ở Việt Nam

17 tháng 2 2017

  • Hà Nội, ngày 17 tháng 2 năm 2017 – Các cán bộ, học sinh, giáo viên, thành viên của Hội Khuyến học Việt Nam  và các cơ quan của Liên hợp quốc đã cùng thảo luận về những phát hiện và những khuyến nghị trong Đánh giá Giữa kỳ của Sáng kiến Bình đẳng Giới và Giáo dục Trẻ em gái nhằm nâng cao sự phù hợp, tính hiệu quả trong năm cuối cùng triển khai Sáng kiến.

Trong buổi họp báo cáo tóm tắt những phát hiện ban đầu của đợt đánh giá giữa kỳ ngày 19 tháng 2 năm 2017 do Bộ Giáo dục & Đào tạo (Bộ GD&ĐT) chủ trì,  các đối tác tham gia vào  Sáng kiến Bình đẳng giới,  UNESCO và   UNFPA cùng thảo luận về những phát hiện chính và khuyến nghị của đợt  đánh giá. Các phản hồi và thảo luận của đại biểu tham dự trong buổi họp được xem xét và sử dụng nhằm  hoàn thiện báo cáo đánh giá.

Báo cáo Đánh giá Giữa kỳ do một nhóm  tư vấn độc lập thực hiện từ  giữa tháng 11 năm 2016 đến  tháng 01 năm 2017. Đánh giá giữa ký có  những mục tiêu cụ thể sau:

1. Đánh giá tính phù hợp của các hoạt động trong dự án đối với nhu cầu của đối tượng hưởng lợi, nhu cầu quốc gia và các ưu tiên toàn cầu; 

2. Xác định tính hiệu quả của các hoạt động, các khoá tập huấn trong dự án nhằm nâng cao nhận thức và năng lực của các đối tác triển khai dự án và nhóm đối tượng mục tiêu; 

3. Đánh giá tính hiệu năng trong việc hợp tác và điều phối giữa các đối tác triển khai, UNESCO và các tổ chức LHQ khác trong vấn đề sử dụng hiệu quả các nguồn lực như kinh phí, chuyên gia và thời gian;  

4. Đưa ra các khuyến nghị nhằm giải quyết các khoảng trống hay thiếu sót để nâng cao tính hiệu quả của dự án.

Các phát hiện có được từ  hơn 100 cuộc phỏng vấn sâu và  khảo sát trực tuyến với các đối tác chính, đơn vị hưởng lợi và nhóm đối tượng mục tiêu  đã chỉ ra rằng Sáng kiến đang đi đúng hướng và đóng góp đáng kể cho công tác bình đẳng giới ở Việt Nam. Điều này được thể hiện qua (i) sự gắn kết chắc chắn giữa mục tiêu của dự án với các kế hoạch và ưu tiên của chính phủ cũng như của các tổ chức UN thông qua  việc giải quyết các thách thức đã được xác định liên quan đến vấn đề giới trong ngành giáo dục, (ii) kịp thời hoàn thành rất nhiều các hoạt động theo kế hoạch, làm tiền đề và tạo điều kiện thiết kế các hoạt động bổ trợ tiếp theo (iii) UNESCO đã có hỗ trợ kỹ thuật hiệu quả thông qua việc giám sát và quản lý chặt chẽ  các sản  phẩm đầu ra và việc thực hiện các hoạt động.

Các khuyến nghị nhằm đảm bảo tính bền vững và  lâu dài của Sáng kiến sau năm 2017, bao gồm khuyến khích các đối tác triển khai việc xây dựng các hoạt động tiếp theo của dự án và sử dụng rộng rãi các tài liệu, báo cáo, sản phẩm truyền thông đã được xây dựng. Ngoài ra, cần phải đặc biệt chú ý và cố gắng giải quyết các nhu cầu của các nhóm dễ tổn thương trong ngành giáo dục.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa cùng với Bà Susan Vize, quyền Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam, khẳng định rằng các đối tác, các nhóm đối tượng mục tiêu và các bên liên quan trong Sáng kiến đều hưởng lợi rất nhiều từ Sáng kiến. Thành công của những hoạt động  trong Sáng kiến có được là do sự liên kết chặt chẽ và cam kết mạnh mẽ của  các đối tác tham gia trong việc triển khai các hoạt động cũng như đảm bảo  chất lượng các sản phẩm của dự án

Các đối tác tham gia và những người hưởng  lợi đã công nhận  nỗ lực thực hiện và cam kết của phía Bộ GD&ĐT cũng như của UNESCO thông qua việc hỗ trợ tài chính và kỹ thuật trong việc đẩy mạnh tiến  trình triển khai quyền hợp pháp được tiếp cận với giáo dục của trẻ em gái và phụ nữ, đặc biệt là sự hỗ trợ của UNESCO trong việc  lồng ghép giới trong lập kế hoạch giáo dục, trong xây dựng chương trình học và  sách giáo khoa cũng như  nâng cao nhận thức về bạo lực học đường trên cơ sở giới. Sáng kiến cho thấy sự hợp tác này sẽ có nhều tiềm năng được duy trì và phát huy  lâu dài  kể cả sau khi dự án kết thúc nhằm hỗ trợ Việt Nam nhiều hơn nữa trong nỗ lực không ngừng nghỉ để đạt được bình đẳng giới.

Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ: Bà Trần Thị Phương Nhung, Giám đốc chương trình Giới, tại địa chỉ email:tt.nhung@unesco.org

 

Dung Nguyen pic.JPG

Nguyễn Thị Dung

UNESCO
Trợ lý Trưởng đại diện

Các cơ quan LHQ tham gia sáng kiến này

UNESCO
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc
UNFPA
Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc

Các mục tiêu chúng tôi đang hỗ trợ thông qua sáng kiến này