Thông cáo báo chí

Liên Hợp Quốc tại Việt Nam đồng hành cùng cộng đồng LGBTI thúc đẩy thay đổi nhân ngày quốc tế chống kỳ thị người đồng tính, song tính, chuyển giới và liên giới tính (IDAHOBIT) 2021

17 tháng 5 2021

Hà Nội (Việt Nam), 17/5/2021 – Liên Hợp Quốc (LHQ) tại Việt Nam cùng toàn thể người dân và các tổ chức trên khắp thế giới kỷ niệm Ngày Quốc tế Chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người đồng tính, song tính, chuyển giới và liên giới tính (IDAHOBIT) 17/5. Năm nay, chúng ta nhấn mạnh chủ đề về sự đoàn kết và nỗ lực, tập trung vào khả năng thích ứng, phục hồi và sức mạnh của những cá nhân và cộng đồng của người đồng tính, song tính, chuyển giới và liên giới tính (LGBTI).

Hà Nội (Việt Nam), 17/5/2021 – Liên Hợp Quốc (LHQ) tại Việt Nam cùng toàn thể người dân và các tổ chức trên khắp thế giới kỷ niệm Ngày Quốc tế Chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người đồng tính, song tính, chuyển giới và liên giới tính (IDAHOBIT) 17/5. Năm nay, chúng ta nhấn mạnh chủ đề về sự đoàn kết và nỗ lực, tập trung vào khả năng thích ứng, phục hồi và sức mạnh của những cá nhân và cộng đồng của người đồng tính, song tính, chuyển giới và liên giới tính (LGBTI).

The United Nations (UN) in Viet Nam is joining all people and organisations around the world commemorating the International Day Against Homophobia, Transphobia and Biphobia (#IDAHOBIT) on 17 May.

Ngày IDAHOBIT năm 2020 diễn ra khi Việt Nam đang ứng phó với một đợt bùng phát của đại dịch COVID-19. Từ đó đến nay, cách tiếp cận huy động nỗ lực của toàn Chính phủ và sự tham gia của toàn xã hội vào đáp ứng với COVID-19 của Việt Nam đã được quốc tế công nhận.

Tuy vậy, một số nhóm người, bao gồm cộng đồng LGBTI, người bán dâm và người sống với HIV, đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch vì mất nguồn thu nhập và việc làm, vì tình trạng gia tăng bạo lực gia đình (đặc biệt đối với phụ nữ), thiếu tiếp cận tới các dịch vụ điều trị y tế kịp thời, và thậm chí bị buộc phải lựa chọn giữa việc trở về những ngôi nhà không an toàn hoặc trở thành người vô gia cư. Hành động để ứng phó với những ảnh hưởng này, các cộng đồng ở Việt Nam đã hợp lực để hỗ trợ nhau, tham gia vào tuyến đầu ứng phó với COVID-19, để hỗ trợ và bảo vệ những người có nguy cơ cao nhất. Cộng đồng LGBTI đã chia sẻ thông tin về an toàn và sức khỏe cộng đồng trong các mạng lưới của mình. Các khảo sát và nghiên cứu đã được thực hiện nhằm đánh giá tác động của đại dịch và các biện pháp ứng phó. Các chiến dịch được đưa ra nhằm nâng cao nhận thức và vượt qua các thách thức này. Các nhóm tự lực của người bán dâm gồm các nhóm phụ nữ chuyển giới và người đồng tính nam bán dâm đã sử dụng hệ thống hỗ trợ đồng đẳng của mình để cung cấp hỗ trợ về sinh kế và tiếp cận không gián đoạn tới các dịch vụ chăm sóc y tế liên quan đến các nhiễm trùng lây qua đường tình dục và HIV. Jessica, một phụ nữ chuyển giới, đồng thời là một lãnh đạo cộng đồng người chuyển giới ở thành phố Hồ Chí Minh đã vận động tài trợ và hỗ trợ bằng hiện vật cho những người chuyển giới gặp khó khăn do COVID-19 tại thành phố và các tỉnh khác ở khu vực phía Nam.

Cộng đồng LGBTI đã chứng tỏ khả năng thích ứng và sức mạnh của mình, và tiếp tục thúc đẩy để tạo ra những thay đổi tích cực, bất chấp những trở ngại do COVID-19 gây ra. Các sự kiện trong Tháng Tự hào được chuyển sang hình thức trực tuyến, các chiến dịch trực tuyến được khởi động (bao gồm chiến dịch ‘Tôi đồng ý’ vì sự bình đẳng trong hôn nhân), các phong trào cũng được tăng cường (như cộng đồng chuyển giới vận động để được pháp luật công nhận giới tính của mình), các khóa đào tạo về kỹ năng số và dành cho những người tìm kiếm việc làm, cùng các sự kiện quan trọng vẫn được duy trì. Trong dịp Tết cổ truyền, một không gian cộng đồng tại Hà Nội đã mở cửa chào đón những cá nhân LGBTI không thể trở về quê nhà với gia đình trong diễn biến dịch COVID-19 phức tạp, tuân thủ khuyến nghị của Chính phủ trong phòng, chống đại dịch. Đến cuối năm 2020, những người LGBTI và các nhóm, hội của mình đã có thể tiếp xúc trực tiếp thường xuyên hơn, tại các cuộc họp mặt trong nước và các hội thảo trong khu vực, nhằm củng cố những nỗ lực vận động của họ.

This year, we highlight the theme of coming together, focusing on the resilience of lesbian, gay, bisexual, trans and intersex (LGBTI) persons and their communities in Viet Nam.

Phần lớn hoạt động vận động của cộng đồng LGBTI tập trung vào việc hỗ trợ Chính phủ chuyển những cam kết quan trọng được đưa ra trong Đánh giá Định kỳ Phổ quát 2019[1] thành hành động. Sau ba năm, công việc quan trọng bây giờ là cần có một Luật Chuyển đổi giới tính dựa trên quyền tự quyết và phi bệnh lý hóa, và sửa đổi Luật Hôn nhân và Gia Đình nhằm đảm bảo quyền bình đẳng và bảo vệ các cặp đôi đồng giới và các gia đình “cầu vồng”, đồng thời thực hiện các quy định cấm phân biệt đối xử với người LGBTI. Những cải tổ này phải được tiếp tục thúc đẩy và phát triển trong sự hợp tác chặt chẽ với những người LGBTI, người ủng hộ, các tổ chức cộng đồng và các nhà cung cấp dịch vụ, xã hội dân sự, các lãnh đạo doanh nghiệp và nhiều đối tác khác.

Thay mặt Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, Điều phối viên Thường trú của Liên Hợp Quốc, ông Kamal Malhotra ghi nhận rằng “trong bối cảnh đối mặt với nhiều thách thức lớn, cộng đồng LGBTI đã thể hiện khả năng thích ứng và hồi phục còn mạnh mẽ hơn.” Ông Malhotra cũng nhắc lại rằng việc bảo vệ quyền của người LGBTI liên quan đến nhiều Mục tiêu Phát triển Bền vững và vô cùng quan trọng để thực hiện được mục tiêu “Không để người dân nào bị bỏ lại phía sau”. Ông đưa ra kết luận rằng “Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng khích lệ trong nỗ lực bảo vệ các quyền của người LGBTI, và cùng nhau, chúng ta – bao gồm Chính phủ, các đối tác phát triển, xã hội dân sự và các thành viên cộng đồng – có thể xây dựng một xã hội nơi mọi người thực sự được an toàn, tự do và bình đẳng.”

____________________

[1] Chu kỳ thứ ba của cơ chế Đánh giá Định kỳ Toàn cầu tại Việt Nam, Đề xuất 38.109: Xây dựng luật chống phân biệt đối xử vì xu hướng tính dục và bản dạng giới; Đề xuất 38.97: Thực hiện các bước tiếp theo để đảm bảo bảo vệ tất cả các nhóm yếu thế trong xã hội bao gồm người đồng tính, song tính, chuyển giới và liên giới tính; Đề xuất 38.93: Ban hành luật đảm bảo tiếp cận điều trị định giới và công nhận giới hợp pháp.

Trinh Anh Tuan

Trịnh Anh Tuấn

RCO
Chuyên viên Cao cấp về Truyền thông và Vận động Chính sách

Các cơ quan LHQ tham gia sáng kiến này

FAO
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc
ILO
Tổ chức Lao động Quốc tế
IOM
Tổ chức Di cư Quốc tế
RCO
United Nations Resident Coordinator Office
UN Women
Tổ chức về Bình đẳng Giới và Trao quyền cho Phụ nữ của Liên Hợp Quốc
UNAIDS
Chương trình Phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS
UNDP
Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc
UNESCO
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc
UNFPA
Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc
UNICEF
Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc
WHO
Tổ chức Y tế Thế giới

Các mục tiêu chúng tôi đang hỗ trợ thông qua sáng kiến này