Thông cáo báo chí

Hơn 1000 học sinh, giáo viên, các cán bộ giáo dục và người dân địa phương chung tay thúc đẩy bình đẳng giới trong trường học và cộng đồng

26 tháng 9 2017

  • Hà Nội, ngày 26 tháng 9 năm 2017 – chiến dịch truyền thông đã được tổ chức tại trường học của tỉnh Nghệ An và Hà Giang là hai tỉnh thuộc diện nghèo nhất của Việt Nam. Chiến dịch này được chính các giáo viên và học sinh tổ chức thực hiện cùng với các thành viên/người dân tại cộng đồng nhằm cùng nhau thảo luận và đề cập vấn đề bất bình đẳng giới vẫn còn tồn tại trong gia đình, cộng đồng và trong môi trường học đường. Chiến dịch truyền thông này đã diễn ra trong các ngày 14 và 25 tháng 9 năm 2017.

Hai chiến dịch truyền thông đã được tổ chức tại trường trung học cơ sở Kim Liên của tỉnh Nghệ An và Nguyễn Huệ của tỉnh Hà Giang, với sự tham gia của cha mẹ học sinh, các thầy cô giáo, các học sinh và cán bộ giáo dục, người dân sinh sống tại địa phương cũng như các thành viên của trung tâm học tập cộng đồng đóng trên địa  bàn. Mọi người tham gia vào Chiến dịch truyền thông này đã cùng nhau thực hiện các hoạt động nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và những tác động tiêu cực của định kiến, khuôn mẫu và chuẩn mực rập khuôn giới.

Trong khuôn khổ Sáng kiến về Bình đẳng giới và giáo dục trẻ em gái tại Việt Nam co UNESCO chủ trì và Bộ Giáo dục và Đào thực hiện, các chiến dịch truyền thông này đã được các giáo viên và học sinh thực hiện trên cơ sở sử dụng các kiến thức, kỹ năng được trang bị trong các khóa tập huấn trước đó về giới, bình đẳng giới và kỹ năng thực hiện truyền thông liên quan đến vấn đề bình đẳng giới và các vấn đề liên quan đến giới. Hoạt động thuộc các chiến dịch naỳ bao gồm các vở kịch do giáo viên và học sinh cùng đóng vai, các giai điệu ví dặm và các bài thơ ca/hò vè, các tiết mục văn nghệ, trình diễn, các phần thi theo đội và các tác phẩm hội họa.

Hoạt động truyền thông này cũng là một trong các hoạt động nhằm đóng góp cho  kế hoạch hành đồng về bình đẳng giới của ngành giáo dục, giai đoạn 2016-2020 (Action Plan on Gender Equality of the Education Sector for 2016 - 2020), Các chiến dịch này đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc lồng ghép giới vào trong các chương trình giáo dục, sách giáo khoa, công tác giảng dạy cũng như việc chia sẻ và cùng gánh vác trách nhiệm của các thành viên cộng đồng trong việc hỗ trợ môi trường thuận lợi cho học sinh trong việc áp dụng các kiến thức của bản thân học được từ nhà trường vào gia đình và trong đời sống xã hội.

Như chia sẻ của các cán bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bất bình đẳng giới, bạo lực đối với trẻ em gái và phụ nữ, kết hôn tuổi vị thành niên và tình trạng trẻ em gái ở vùng núi và vùng sâu, xa bỏ học sớm là các vấn đề vẫn còn tồn tại ở Việt Nam. Ông Nguyễn Văn Sơn, Phó Vụ trưởng vụ Giáo dục Thường xuyên, Bộ Giáo dục và Đào tạo nói “kế hoạch về bình đẳng giới trong ngành giáo dục đặc biệt chú ý tới việc trao quyền cho trẻ em gái và phụ nữ vì một xã hội công bằng hơn. Chúng tôi tin tưởng rằng, bằng việc đề cập tới vấn đề bất bình đẳng giới trong ngành giáo dục, tăng cường công tác truyền thông về các hành động vì trẻ em gái và phụ nữ thì sẽ là sự đóng góp nhằm hướng tới giải quyết vấn đề bất bình đẳng giới trong xã hội.”

Đề cập tới sự bất bình đẳng và định kiến giới, bà Trần Thị Phương Nhung, Giám đốc Sáng kiến Giới của UNESCO  cho rằng “không chỉ nam giới mà cả nữ giới cũng như các bé trai, bé gái cũng đều còn tồn tại những định kiến giới và khuôn mẫu rập khuôn về giới. Như vậy, lại thêm việc học từ các tài liệu giảng dạy còn chứa định kiến giới thì vô hình chung, định kiến giới tại tiếp tục được củng cố và lâu dần trở thành một thứ rất đỗi bình thường”. Bà Nhung cũng cho rằng “cần thiết phải nâng cao nhận thức về các cơ hội và quyền bình đẳng của các trẻ em trai, trẻ em  gái trong giáo dục, trong đời sống xã hội và trong nghề nghiệp.”

Ông Đoàn Đông Đô, giáo viên của trường THCS Kim Liên, tỉnh Nghệ An và Giám đốc Trung tâm học tập cộng đồng của thị trấn Việt Quang, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang chia sẻ "chúng tôi đã được trang bị nhiều các phương pháp truyền thông hiệu quả như tổ chức việc diễn kịch, các hoạt động câu lạc bộ, các góc truyền thông thân thiện….Các phương pháp truyền thông này hoàn toàn có thể được các nhà trường và trung tâm học tập cộng đồng áp dụng sau này”

Học sinh Võ Diễm Trang nhận xét rằng sau buổi truyền thông của trường em, bản thân em đã tiếp thu và hiểu được thế nào là bình đẳng giới và em biết được rằng phụ nữ hiện tại còn gặp khá nhiều cản trở hơn so với nam giới, đặc biệt là trong việc tiếp cận với giáo dục.

Sau thành công của chiến dịch truyền thông, nhận thấy rõ tính hiệu quả trong việc nâng cao nhận thức cũng như sự phối kết hợp hiệu quả giữa cộng đồng và nhà trường, các cán bộ nhà trường và cán bộ địa phương thể hiện cam kết mạnh mẽ rằng sẽ thực hiện các chiến dịch truyền thông về vấn đề bình đẳng giới, các vấn đề liên quan đến giới hàng năm.

Để biết thêm thông tin, mời liên hệ:

  • Bà Trần Thị Phương Nhung, giám đốc Sáng kiến về Bình đẳng giới và giáo dục trẻ em gái, tại tt.nhung(at)unesco.org hoặc xem tại  Facebook @UNESCO inVietNam

 

Dung Nguyen pic.JPG

Nguyễn Thị Dung

UNESCO
Trợ lý Trưởng đại diện

Các cơ quan LHQ tham gia sáng kiến này

UNESCO
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc

Các mục tiêu chúng tôi đang hỗ trợ thông qua sáng kiến này