Toạ đàm về bình đẳng giới nhân dịp kỷ niệm ngày Quốc tế phụ nữ năm 2016
Phát biểu khai mạc Mr Kamal Malhotra Điều phối viên thường trú của Liên hợp quốc tại Việt Nam, Trưởng Đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam
Kính thưa Bộ trưởng Đào Ngọc Dung - Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội - Chủ tịch Uỷ ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam;
Thưa các vị Đại sứ;
Thưa quý vị và các bạn;
Cho phép tôi được bày tỏ niềm vinh dự khi có mặt tại đây ngày hôm nay để phát biểu khai mạc buổi Toạ đàm về bình đẳng giới nhân dịp kỷ niệm ngày Quốc tế phụ nữ.
Năm nay, trên toàn cầu chúng tôi cùng nhau làm rõ chủ đề của Ngày Quốc Tế Phụ nữ:"Trao quyền kinh tế cho phụ nữ trong bối cảnh thế giới thay đổi về việc làm".
Trao quyền kinh tế cho phụ nữ và việc ghi nhận các quyền của phụ nữ tại nơi làm việc là rất cần thiết để đạt được Tuyên bố và Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh và Chương trình Phát triển Bền vững hướng tới 2030.
Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) số 5 về bình đẳng giới và Mục tiêu số 8 về Việc làm ổn định đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc trao quyền kinh tế cho phụ nữ; việc làm ổn định, đầy đủ và hiệu quả cho tất cả mọi người kể cả phụ nữ; trả lương bình đẳng cho những công việc có giá trị như nhau vì sự phát triển bền vững.
Thế giới việc làm đang thay đổi một cách đáng kể.
Về mặt tích cực, phụ nữ trên toàn cầu đang nhanh chóng tham gia vào lĩnh vực lao động được trả lương trong cả ngành dịch vụ và sản xuất, điều này đồng nghĩa tính độc lập và tự chủ của phụ nữ được nâng cao trong nhiều hoàn cảnh.
Tuy nhiên, ngay cả khi quá trình toàn cầu hoá đã tạo ra hàng triệu việc làm có thu nhập cho phụ nữ, đồng thời nó cũng đã làm gia tăng bất bình đẳng giới bằng cách tập trung vào các lao động nữ ở dưới cùng của chuỗi giá trị toàn cầu trong các công việc được trả lương thấp nhất, trả lương theo sản phẩm; và trong các công việc phụ và hình thức làm chủ kinh doanh không an toàn, ít hoặc không có sự tiếp cận với an sinh xã hội.
Chúng ta không thể phủ nhận rằng nền kinh tế của Việt Nam đã tăng trưởng đáng kể trong 30 năm qua. Việt Nam là một nền kinh tế năng động với 73% phụ nữ tham gia vào nền kinh tế,. Đây là mức cao thứ 3 trong 10 nền kinh tế ASEAN với trung bình khoảng 65,5% và một số nước có thu nhập trung bình cao có tỷ lệ thấp hơn nhiều. Nhờ những cơ hội phát triển trong lĩnh vực xuất khẩu, việc làm của nữ giới trong ngành sản xuất ở Việt Nam đang phát triển nhanh hơn so với lao động nam, và tỷ lệ phụ nữ làm công ăn lương trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội cao hơn nhiều so với nam giới làm việc trong khu vực kinh tế tư nhân trong nước. Rõ ràng là phụ nữ đóng góp đáng kể cho tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam và tỷ lệ này sẽ thấp hơn nhiều nếu không có sự đóng góp kinh tế đáng kể của phụ nữ.
Tuy nhiên, chúng tôi cũng có thể chứng minh được rằng sự tăng trưởng kinh tế của đất nước không đi đôi với bình đẳng giới cho tất cả mọi người.
Do phần sau của chương trình sẽ có một bài trình bày đầy đủ về tình hình phụ nữ trong nền kinh tế, Vì vậy, hôm nay tôi sẽ không đi sâu vào chi tiết, nhưng đây là một số thông tin thực tế để bạn có thể hiểu được những thách thức đang tồn tại.
- Chỉ có 29% phụ nữ đang đi làm tham gia vào lao động trả lương so với gần 40% ở nam giới . Việc làm trả lương thường gắn liền với điều kiện làm việc và tình trạng kinh tế xã hội tốt hơn.
- Mặt khác, nhiều phụ nữ đang làm những công việc nguy hiểm (dễ bị tổn thương) vì phần lớn phụ nữ làm việc tại gia (nông trại của gia đình hoặc doanh nghiệp của gia đình) hơn nam giới ,và họ không có cơ hội tiếp cận thu nhập một cách độc lập.
Mặc dù sự cân bằng giới trong giáo dục đã được cải thiện đáng kể với tỷ lệ cao hơn, nhưng khoảng cách giới trong thu nhập bình quân nam và nữ trung bình vẫn tăng từ 13% năm 2004 lên 20% vào năm 2012. Một số nguyên nhân có thể kể đến đó là việc giảm tỷ lệ lao động nữcó trình độ chuyên môn, sự phân biệt giới mạnh mẽ trong các lĩnh vực nghiên cứu, và những định kiến nghề nghiệp của các nhà tuyển dụng đã dẫn đến lao động nữ phải làm các ngành nghề khác với mức lương khá thấp.
Phụ nữ ở Việt Nam vẫn còn phải đối mặt với sự phân biệt đối xử trong pháp luật, chẳng hạn như tuổi nghỉ hưu không công bằng giữa nam giới và nữ giới mà Ủy ban Xóa bỏ Phân biệt đối xử với Phụ nữ của Liên Hợp Quốc (CEDAW) đã đề nghị Chính phủ xem xét và giải quyết.
Chúng ta biết rằng các chuẩn mực về giới và văn hoá cứng nhắc đang hạn chế cơ hội cho phụ nữ. Phụ nữ ở Việt Nam, cũng như ở nhiều nơi khác trên thế giới phải chịu những gánh nặng bất công giữa việc nước và việc nhà mà họ phải tự cân bằng trách nhiệm này làm sao để công việc hiệu quả.
Công việc chăm sóc không lương của phụ nữ được xem là không có giá trị về kinh về và không được hỗ trợ đầy đủ thông qua các chính sách xã hội như bảo vệ thai sản so với những lao động bình thường khác trong khu vực kinh tế không chính thức. Vì Việt Nam đang phải đối mặt với vấn đề già hóa dân số ngày càng diễn ra nhanh hơn nên gánh nặng việc chăm sóc cũng sẽ tăng lên, chúng tôi dự đoán rằng gánh nặng cho phụ nữ sẽ tăng lên nếu các dịch vụ xã hội không được cung cấp.
Chúng ta không thể nói về thế giới thay đổi về việc làm mà không đề cập tới sự can thiệp của công nghệ. Việt Nam vẫn chưa hoàn toàn chứng kiến được tác động của công nghệ tại nơi làm việc như một số nước láng giềng trong ASEAN với nền kinh tế tiên tiến. Nguyên nhân là do chi phí cao trong nâng cấp công nghệ và thiếu công nhân kĩ thuật lành nghề để vận hành công nghệ. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu khi nào những công nghệ tiến bộ này sẽ được áp dụng ở Việt Nam? Ước tính của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cho thấy 86% lao động làm công ăn lương trong ngành xản suất dệt may, quần áo và giày dép của Việt Nam có thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ tự động hóa cao do những tiến bộ trong kỹ thuật công nghệ. Điều này có thể có tác động sâu sắc đến người lao động nữ, đặc biệt là ở tất cả các ngành ở Việt Nam có tỷ lệ nam giới cao hơn 2.4 lần.
Thưa quý vị,
Các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) đưa ra nhằm tìm cách để không một đối tượng nào bị bỏ lại phía sau, và điều đó có nghĩa là không có phụ nữ hoặc trẻ em gái nào bị bỏ rơi. Sự thay đổi thế giới về việc làm cho phụ nữ đòi hỏi phải xoá bỏ các rào cản về cơ cấu và các luật lệ về phân biệt đối xử và các chuẩn mực xã hội để tạo ra các cơ hội kinh tế bình đẳng với kết quả tốt. Tôi xin đưa ra một vài gợi ý.
Thứ nhất, chúng ta phải loại bỏ sự phân chia nghề nghiệp tạo ra bởi sự phân biệt đối xử trong các chuẩn mực xã hội và thúc đẩy sự tham gia bình đẳng của phụ nữ vào thị trường lao động, giáo dục và đào tạo. Chúng ta phải hỗ trợ phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ trẻ, tiếp cận với các kỹ năng và đào tạo trong các lĩnh vực mới nổi đặc biệt là khoa học, công nghệ, kỹ thuật và giáo dục toán học và thông số kỹ thuật bằng cách mở rộng phạm vi giáo dục và đào tạo. Điều này sẽ giúp phụ nữ có thể lựa chọn nghề nghiệp đa dạng và tham gia vào các lĩnh vực mới nổi và phát triển các ngành kinh tế.
Thứ hai, chúng ta cần phải mở rộng và tái ưu tiên chi tiêu ngân sách cho cơ sở hạ tầng chăm sóc và an sinh xã hội như giáo dục mầm non và chăm sóc sức khoẻ, chăm sóc người cao tuổi và bảo vệ thai sản để giảm bớt gánh nặng chăm lo gia đình cho phụ nữ. Điều này bao gồm việc thiết lập các lớp bảo trợ xã hội phổ cập như một phần của hệ thống bảo trợ xã hội quốc gia nhằm đảm bảo việc tiếp cận với bảo trợ xã hội cho tất cả mọi người, bao gồm cả những người lao động bên ngoài trong khu vực kinh tế chính thức.
Thứ ba, nông nghiệp vẫn là ngành có tỷ lệ việc làm vượt trội ở Việt Nam với lao động nữ cao hơn lao động nam giới. Vì vậy chúng ta cần đầu tư nâng cao năng suất và năng lực thu nhập của phụ nữ dựa vào nông nghiệp như là nguồn sinh kế chính và đảm bảo rằng quy mô nhỏ các lao động nữ không bị bỏ lại trong nỗ lực thúc đẩy hợp đồng làm nông gắn liền với chuỗi giá trị kinh tế toàn cầu.
Cuối cùng, chính phủ Việt Nam cần tiếp tục xoá bỏ sự phân biệt đối xử trong các luật như tuổi nghỉ hưu không bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới. Chính phủ cũng cần phải thiết lập và tăng cường cơ chế tuân thủ để buộc người sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiều điều khoản trong pháp luật có lợi để thúc đẩy quyền của phụ nữ trong nhiều công việc ổn định và có năng suất cao.
Tôi hy vọng cuộc đối thoại hôm nay sẽ đánh dấu một cột mốc quan trọng trong cuộc hành trình của chúng ta – chúng ta vừa chúc mừng những tiến bộ đáng kể đã đạt được, đồng thời chúng ta nhận ra rằng chúng ta cần phải làm gì và cần phải cam kết và đầu tư cần thiết để mang lại sự thay đổi và chuyển đổi lâu dài vì vấn đề Bình đẳng giới ở Việt Nam.
Liên Hợp Quốc sẵn sàng hỗ trợ nhân dân Việt Nam trong quá trình thay đổi này.
Xin Cám ơn!