Thông cáo báo chí

Sẽ xây dựng bộ tiêu chí mới để đánh giá Trung tâm học tập cộng đồng tại Việt Nam

05 tháng 6 2017

  • Hà Nội, ngày 5 tháng 6 năm 2017 – Trong nỗ lực hỗ trợ các địa phương đánh giá tình hình hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ), Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT), Hội Khuyến học Việt Nam, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam (Viện KHGDVN) và UNESCO đã tổ chức hội thảo tham vấn đầu tiên để dự thảo bộ tiêu chí và chỉ số đánh giá chất lượng và hiệu quả hoạt động của TTHTCĐ.

Hiện nay, Việt Nam có khoảng 11.000 TTHTCĐ trên khắp các xã, tỉnh của cả nước. Mặc dù được xem là mô hình hiệu quả để tổ chức các hoạt động học tập và trao đổi văn hóa của cộng đồng, nhưng không phải TTHTCĐ nào cũng hoạt động hiệu quả như mong đợi. Nhằm xác định những tồn tại cũng như những yếu kém hiện tại của hệ thống TTHTCĐ, Bộ GD&ĐT đã khởi động một sáng kiến để hướng dẫn công tác giám sát và đánh giá tình hình hoạt động của các TTHTCĐ. Bốn lĩnh vực đánh giá trọng tâm của Bộ GD&ĐT đối với các TTHTCĐ bao gồm: bộ máy quản lý, tổ chức hoạt động, huy động sự tham gia của xã hội, và hiệu quả hoạt động.

Để tiến tới xây dựng bộ tiêu chí mới, Viện nghiên cứu phát triển xã hội học tập, Hội Khuyến học Việt Nam; Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Không chính quy thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, và Vụ Giáo dục Thường xuyên thuộc Bộ GD&ĐT đã phối hợp với UNESCO tổ chức một hội thảo tham vấn về hệ thống các chỉ số đề xuất và phương thức xác minh dữ liệu.

Sự kiện hội thảo nửa ngày này có sự tham gia của hơn 40 cán bộ và chuyên viên của các TTHTCĐ đến từ Thanh Hóa, Hà Nội, Hòa Bình, Phú Thọ, Ninh Bình và Bắc Ninh. Bà Bế Hồng Hạnh, đại diện nhóm chuyên gia của Viện KHGDVN, trình bày trước toàn thể đại biểu tham dự quá trình xây dựng, nội dung chủ yếu và ý nghĩa của Bộ tiêu chí đánh giá và xếp loại TTHTCĐ.

Các chỉ số đề xuất tập trung vào 3 lĩnh vực phát triển chính, đó là: (i) sự lãnh đạo của Đảng và Chính quyền cấp xã bao gồm vai trò của các nhà quản lý, giáo viên và hướng dẫn viên, sự phối hợp giữa các cơ quan ban ngành, sự tham gia và sở hữu của người dân địa phương, và quản lý các nguồn lực sẵn có; (ii) giá trị của các lớp học được tổ chức bao gồm tác động của việcđọc, truy cập Internet và hoạt động tư vấn; và (iii) đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội bao gồm đảm bảo an ninh, trật tự xã hội, an toàn, chăm sóc y tế công cộng và bảo vệ môi trường.

Là người khởi xướng hội thảo, GS.TS. Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Khuyến học Việt Nam Pham, nhấn mạnh tầm quan trọng của hội thảo là cơ hội quý báu để trước tiên ghi nhận những tồn tại và yếu kém của hệ thống các TTHTCĐ tại Việt Nam và sau đó đẩy mạnh thực hiện Văn bản số 2553/BGDĐT- GDTX về việc hướng dẫn đánh giá các TTHTCĐ.

Tương tự, Ông Mr. Toshiyuki Matsumoto, Chuyên gia Chương trình Giáo dục của UNESCO, đã tái khẳng định tầm quan trọng của hội thảo bởi vì "TTHTCĐ đóng vai trò là các thiết chế học tập suốt đời, là nơi thực hiện các chức năng quan trọng nhằm làm sống lại việc theo đuổi tri thức ở cấp cơ sở đồng thời xây dựng sự gắn kết cộng đồng nhằm giải quyết những vấn đề và nhu cầu phát triển bền vững."

Dự kiến bộ tiêu chí này được hoàn thiện vào cuối năm 2017, sau các đợt tham vấn và chỉnh sửa tiếp theo. Sau khi được Bộ GD&ĐT chính thức thông qua, Bộ tiêu chí đánh giá và xếp loại TTHTCĐ sẽ được áp dụng để đánh giá toàn diện tình hình hoạt động của hệ thống các TTHTCĐ ở cả cấp trung ương và địa phương, xác định những thách thức và vạch ra những giải pháp cần thiết cho sự phát triển bền vững của các TTHTCĐ.

Để biết thêm thông tin, vui lòng liên hệ Ông Toshiyuki Matsumoto, Chuyên gia Chương trình Giáo dục của UNESCO tại địa chỉ email: t.matsumoto(at)unesco.org

Dung Nguyen pic.JPG

Nguyễn Thị Dung

UNESCO
Trợ lý Trưởng đại diện

Các cơ quan LHQ tham gia sáng kiến này

UNESCO
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc

Các mục tiêu chúng tôi đang hỗ trợ thông qua sáng kiến này