Việt Nam và một vài quốc gia đã xây dựng Chương trình quốc gia về loại bỏ bộ ba lây nhiễm HIV, viêm gan B và giang mai từ mẹ sang con giai đoạn 2018-2030.
Năm 2018, Việt Nam đã đạt được những cột mốc mới trong tiến trình hướng tới chấm dứt AIDS như mối đe dọa sức khỏe cộng đồng, với việc ban hành các kế hoạch quốc gia vì một thế hệ mới của Việt Nam không nhiễm HIV, Viêm gan B và Giang mai và các dịch vụ xét nghiệm và phòng tránh HIV mở rộng. Đây là hai kết quả chính của những hỗ trợ tài chính, kỹ thuật và truyền thông chung của Nhóm chuyên đề HIV của LHQ. Thông qua đó, những người thuộc nhóm có nguy cơ cao nhiễm HIV, đặc biệt là những bà mẹ mang thai nhiễm HIV, viêm gan B hoặc giang mai và nam giới có quan hệ tình dục với nam giới (MSM), được cung cấp những can thiệp lấy người dân làm trung tâm và có hiệu quả rõ rệt.
Việt Nam và một vài quốc gia đã xây dựng Chương trình quốc gia về loại bỏ bộ ba lây nhiễm HIV, viêm gan B và giang mai từ mẹ sang con giai đoạn 2018-2030. “Trong vài năm qua, ngành y tế đã thực hiện nhiều biện pháp can thiệp hiệu quả cao để ngăn ngừa truyền nhiễm HIV từ mẹ sang con, dẫn đến giảm lây nhiễm HIV đáng kể, đem đến lợi ích cho các gia đình và xã hội”, ông Nguyễn Đức Vinh, Vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ và trẻ em, Bộ Y tế nói. Tuy nhiên, còn nhiều nhu cầu chưa được đáp ứng. Phương pháp tích hợp mới để loại bỏ nhóm ba bệnh này cho phép nhiều ông bố và bà mẹ đang mang thai kịp thời bảo vệ con mình. Vụ trưởng cũng chia sẻ thêm, “ngành y tế sẽ thúc đẩy chăm sóc y tế liên tục và bảo hiểm y tế toàn dân, bao gồm việc xác định các gói can thiệp thiết yếu và đảm bảo tiếp cận dịch vụ khi cần, đảm bảo tính bền vững của chương trình chống lây nhiễm từ mẹ sang con thông qua phối hợp, tích hợp và cung cấp dịch vụ được cải thiện… Chúng tôi đánh giá cao hỗ trợ kỹ thuật và tài chính từ UNICEF, WHO và UNAIDS, giúp chúng tôi xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia này và tôi mong nhận được sự hỗ trợ hơn nữa từ LHQ và các đối tác liên quan.”
Với sự hỗ trợ chung của LHQ, thông qua WHO, UNAIDS và UNODC, các lựa chọn xét nghiệm HIV bao gồm tự xét nghiệm, xét nghiệm tại cộng đồng và xét nghiệm tại các cơ sở khép kín đã được mở rộng cho các nhóm dân cư quan trọng khác có nguy cơ lây nhiễm HIV cao. Bên cạnh đó, LHQ và các đối tác khác đã góp phần cho việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP), một biện pháp can thiệp phòng ngừa HIV mới đặc biệt hiệu quả đối với nhóm nam giới có quan hệ tình dục với nam giới, là nhóm có tỷ lệ lây nhiễm HIV cao ở Việt Nam hiện nay (chiếm khoảng 12 phần trăm). Như Tiến sĩ Phan Thị Thu Hương, Phó Tổng cục trưởng Cục phòng chống HIV/AIDS Việt Nam tại Bộ Y tế đã tóm tắt, “các cách tiếp cận đổi mới của WHO bao gồm xét nghiệm tại cộng đồng và dự phòng trước phơi nhiễm đã được thí điểm tại Việt Nam, với sự hợp tác mạnh mẽ giữa Bộ Y tế, các tổ chức tại cộng đồng và các cơ quan của LHQ. Bằng chứng từ các hoạt động thử nghiệm này cho thấy xét nghiệm tại cộng đồng là khả thi và có thể tiếp cận hiệu quả các nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao nhưng chưa được xét nghiệm. Cũng có bằng chứng về nhu cầu cao đối với dự phòng trước phơi nhiễm và sự sẵn sàng chi trả cho PrEP từ các nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao, đặc biệt là nhóm nam giới có quan hệ tình dục với nam giới. Những phát hiện này đã góp phần xây dựng các chính sách và hướng dẫn cấp quốc gia. Hỗ trợ tiếp tục của LHQ là cần thiết để mở rộng các can thiệp có tác động cao này nhằm đạt được các mục tiêu của LHQ và giảm tỉ lệ nhiễm mới trong các nhóm dân có nguy cơ lây nhiễm cao. Chính phủ Việt Nam vẫn cam kết đạt được các mục tiêu 90-90-90 của LHQ và chấm dứt AIDS vào năm 2030.” Kết quả là, Việt Nam đã chuyển dần từ giai đoạn thử nghiệm ban đầu gồm 200 khách hang dùng PrEP sang hơn 1.300 người vào cuối năm 2018. Mục tiêu là đạt được 5.600 khách hàng sử dụng dịch vụ dự phòng trước phơi nhiễm tại các tỉnh trọng điểm vào năm 2019 và 7.500 người dùng vào năm 2020.