UNICEF: Chỉ 15 quốc gia trên thế giới thực hiên ba chính sách thiết yếu hỗ trợ các gia đình có con nhỏ
21 tháng 9 2017
- NEW YORK, 21 tháng 9 năm 2017 - Chỉ 15 quốc gia trên thế giới thực hiện các chính sách căn bản giúp đảm bảo cha mẹ có đủ thời gian và nguồn lực cần có để hỗ trợ sự phát triển trí não khỏe mạnh của trẻ - trích báo cáo UNICEF công bố hôm nay. Ở mức độ xấu hơn, 32 quốc gia, nơi cư trú của 1/8 trẻ dưới 5 tuổi trên thế giới không có cả ba chính sách này.
Theo báo cáo “Giai đoạn đầu đời đầu quan trọng cho mọi trẻ em”, hai năm mẫu giáo miễn phí, thời gian nghỉ cho con bú được trả lương trong sáu tháng đầu đời của trẻ, sáu tháng nghỉ thai sản được trả lương của mẹ và bốn tuần nghỉ chăm sóc con được trả lương của cha sẽ giúp tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển tuổi thơ tối ưu nhất. Những chính sách này sẽ giúp cha mẹ bảo vệ con mình tốt hơn trong những năm đầu đời khi mà trí não của trẻ phát triển với tốc độ nhanh nhất, tốc độ không bao giờ lặp lại trong suốt cuộc đời.
Báo cáo chỉ ra rằng các nước Cuba, Pháp, Nga và Thụy Điển là những nước đảm bảo thực hiện cả ba chính sách này. Tuy nhiên, hiện vẫn còn 85 triệu trẻ em dưới năm tuổi ở 32 nước không thực hiện cả 3 chính sách này. Điều ngạc nhiên là, 40% trong số trẻ em này sống tại hai quốc gia: Bangladesh và Hoa Kỳ.
Báo cáo còn nêu rõ rằng hàng triệu trẻ em dưới năm tuổi đã trải qua những năm tháng quan trọng của cuộc đời mình trong môi trường không an toàn và không có tương tác:
- Khoảng 75 triệu trẻ em dưới năm tuổi sống ở các nước có xung đột có nguy cơ bị căng thẳng ngày càng tăng, điều này làm giảm sự liên kết giữa các tế bào não trong những năm đầu đời
- Toàn cầu, tình trạng dinh dưỡng kém, môi trường không trong lành và bệnh tật đã làm cho 155 triệu trẻ em dưới năm tuổi bị suy dinh dưỡng thấp còi, nguyên nhân hạn chế trẻ phát triển hết tiềm năng của cơ thể và trí não
- ¼ trẻ gừ 2-4 tuổi sống tại 64 quốc gia không được tham gia vào các hoạt động cơ bản giúp phát triển trí não như vui chơi, đọc sách và hát hò.
- Khoảng 300 triệu trẻ em trên toàn thế giới sống trong bầu không khí độc hại, điều mà những nghiên cứu mới đây cho thấy đã phá hủy sự phát triển não bộ của trẻ.
© UNICEF\2016\Simon Lister |
Báo cáo còn cảnh báo rằng những thất bại trong việc bảo vệ và việc trẻ bị thiệt thòi không có những cơ hội phát triển tuổi thơ sẽ làm chậm lại sự phát triển tiềm năng của toàn xã hội và của cả nền kinh tế. Báo cáo trích dẫn một nghiên cứu cho thấy trẻ ở các gia đình nghèo nhưng được vui chơi và học tập sớm khi lớn lên có thu nhập cao hơn 25% so với trẻ không được như vậy.
“Nếu chúng ta không đầu tư ngay vào những trẻ em và các gia đình dễ bị tổn thương nhất, chúng ta sẽ tiêp tục vòng tròn luẩn quẩn của thiệt thòi và bất bình đằng từ thế hệ này sang thế hệ khác. Các thế hệ nối tiếp nhau, các cơ hội bị bỏ lỡ nối tiếp nhau và chúng ta đang tăng khoảng cách giữa những người có và không-có và làm giảm sức mạnh và sự ổn định lâu dài” ông Antony Lake, Giám đốc điều hành UNICEF phát biểu.
Trung bình, các chính phủ trên toàn thế giới chi tiêu ít hơn 2% ngân sách giáo dục vào các chương trình phát triển tuổi thơ. Tuy nhiên, báo cáo cũng nêu bật rằng đầu tư và những năm đầu đời của trẻ sẽ đem đến tăng trưởng kinh tế đáng kể trong tương lai. Mỗi 1 đô la đầu tư vào chăm sóc và giáo dục tuổi thơ cho những trẻ thiệt thòi nhất có thể trả lại được đến 17 đô la.
Báo cáo kêu gọi các chính phủ và các doanh nghiệp hỗ trợ các chính sách căn bản của quốc gia nhằm hỗ trợ phát triển tuổi thơ, bao gồm:
- Đầu tư và mở rộng các dịch vụ phát triển tuổi thơ ở các gia đình, nhà trường, cộng đồng và cơ sở y tế - ưu tiên những trẻ em dễ bị tổn thương nhất
- Ưu tiên xây dựng các chính sách thân thiện với gia đình bao gồm chính sách hai năm học mẫu giáo miễn phí; cha được nghỉ chăm sóc con có trả lương và thời gian nghỉ cho con bú được trả lương
- Dành cho cha mẹ đang làm việc thời gian và nguồn lực cần thiết để hỗ trợ sự phát triển trí não của trẻ nhỏ
- Thu thập và phân tổ số liệu về phát triển tuổi thơ và theo dõi tiến bộ đạt được đối với trẻ em và gia đình dễ bị tổn thương nhất
- “Các chính sách hỗ trợ phát triển tuổi thơ là sự đầu tư quan trong cho phát triển trí não của trẻ, chính là sự đầu tư vào những công dân và lực lượng lao động trong tương lai – cũng chính là sự đầu tư vào tương lai của Thế giới” ông Lake phát biểu
# # #
Ghi chú cho Biên tập viên:
Số liệu của báo cáo phân tích này do Trung tâm phấn tích chính sách Thế giới (WORLD Policy Analysis Center) thuộc Đại học California, Los Angeles cung cấp cho UNICEF. Số liệu về dân số được trích dẫn từ báo cáo 2017 UNPD. Các số liệu bao gồm: hai năm học mẫu giáo miễn phí; nghỉ cho con bú được trả lương cho mẹ trong sáu tháng đầu sau sinh; và 6 tháng nghỉ thai sản cho mẹ 4 tuần nghỉ chăm con cho cha.
Các nước áp dụng cả ba chính sách bao gồm: Belarus, Bulgaria, Cuba, France, Hungary, Italy, Latvia, Luxembourg, Portugal, Romania, the Russian Federation, San Marino, Sweden, Turkmenistan, and Ukraine.
Các nước không áp dụng cả ba chính sách bao gồm: Algeria, Australia, Bangladesh, Barbados, Belize, Bhutan, Bosnia and Herzegovina, Brunei, Dominica, The Gambia, Grenada, Kenya, Democratic People’s Republic of Korea, Liberia, Malawi, Malaysia, Federated States of Micronesia, Myanmar, Namibia, Oman, Sierra Leone, Singapore, South Africa, St Kitts and Nevis, St Lucia, Swaziland, Tonga, Trinidad and Tobago, Uganda, the United States, Yemen and Zambia.
Việt Nam: Những nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng gần 25% trẻ dưới 5 tuổi bị thấp còi. Khoảng 77% trẻ em ở lứa tuổi nhà trẻ (dưới 3 tuổi) và 13% trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo (3-5 tuổi) không được tham gia các chương trình giáo dục mầm non chính thống. Chỉ khoảng ¼ trẻ dưới năm tuổi có ít nhất một cuốn sách tại nhà và hơn 2/3 trẻ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi bạo lực ở gia đình.
Về UNICEF
UNICEF thúc đẩy quyền và lợi ích của mọi trẻ em trong mọi hoạt động của mình. Cùng với các đối tác, chúng tôi có mặt tại 190 quốc gia và lãnh thổ nhằm biến các cam kết thành hành động cụ thể, tập trung nỗ lực đặc biệt vào việc tiếp cận những đối tượng trẻ em dễ bị tổn thương và thiệt thòi nhất, nhằm mang lại lợi ích cho mọi trẻ em trên toàn cầu. Để biết thêm thông tin về các hoạt động của UNICEF, xin truy cập https://www.unicef.org/vietnam/
Ảnh và video truy cập tại đây.
Theo dõi UNICEF trên Twitter và Facebook
Cần thêm thông tin, mời liên hệ:
- Georgina Thompson, UNICEF New York, Mobile: + 1 917 238 1559, gthompson@unicef.org
- Louis Vigneault-Dubois, UNICEF Việt Nam +84-4-38500241; +84-966539673; lvigneault@unicef.org
- Nguyễn Thị Thanh Hương, UNICEF Việt Nam, 84-4-38500225; +84-904154678; ntthuong@unicef.org