Xanh hóa gói điện năng: Các chính sách mở rộng điện mặt trời ở Việt Nam
![](/sites/default/files/styles/publication_cover/public/2019-07/fffr3_resize.jpg?itok=B512TpWk)
Những chính sách đó đã đặt ra các mức cắt giảm phát thải khí nhà kính chủ yếu trong tương lai của Việt Nam nhằm giúp giảm thiểu mối đe dọa nguy hiểm của BĐKH toàn cầu.
Tài liệu thảo luận chính sách này tập trung vào cách làm mà Việt Nam có thể thực hiện được những mục tiêu đề ra trong các chính sách bằng việc tính các chi phí điện đốt than mà người dân, môi trường và nền kinh tế phải gánh chịu, cũng như khuyến khích phát triển phát điện mặt trời.
Hơn nữa, thế giới còn thông qua các Mục tiêu Phát triển bền vững (PTBV) trong năm 2015. Việt Nam đã tích cực ủng hộ việc xây dựng các Mục tiêu PTBV và dự định sẽ thực hiện các mục tiêu này ở cấp quốc gia.
Tài liệu này chỉ rõ năng lượng tái tạo, nhất là phát điện mặt trời có thể đóng vai trò chủ yếu trong việc thực hiện Mục tiêu PTBV 7: “Bảo đảm cho mọi người được sử dụng năng lượng hiện đại, bền vững và tin cậy với giá hợp lý” có ý nghĩa quan trọng đặc biệt đối với các cộng đồng và các hộ gia đình nghèo nhất ở vùng sâu, vùng xa của Việt Nam vẫn chưa được thụ hưởng sử dụng điện thường xuyên. Việc thực hiện mục tiêu này sẽ giúp trẻ em học tập tốt hơn, giúp tăng năng suất và xóa đói giảm nghèo.
Tài liệu này được xây dựng trên cơ sở công trình nghiên cứu của nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế và thụ hưởng từ một số cuộc đối thoại với các nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp và các đối tác phát triển.