Đối thoại quỹ khí hậu xanh ở châu Á
Phát biểu khai mạc của ông Kamal Malhotra Điều phối viên Liên Hợp Quốc, Việt Nam, Đối thoại quỹ khí hậu xanh ở châu Á
Kính thưa ngài Nguyễn Thế Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Việt Nam;
Kính thưa các Bộ trưởng, các quý ngài;
Kính thưa ông Javier Manzanares, Phó Giám đốc điều hành quỹ Khí hậu xanh;
Kính thưa đại diện các cơ quan trong nước và các đầu mối Quỹ Khí hậu xanh ở châu Á;
Kính thưa các thành viên và cố vẫn của Quỹ Khí hậu xanh;
Kính thưa các Đại diện từ khu vực tư nhân và xã hội dân sự;
Thưa quý khách;
Thay mặt Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, tôi xin nhiệt liệt chào đón các đại biểu trong nước và quốc tế tới tham dự đối thoại 4 ngày tại Việt Nam.
Tôi cũng xin chúc mừng Ban thư ký của Quý Khí hậu xanh (CGF) đã nhay chóng đẩy mạnh hoạt động của mình kể từ khi thành lập năm. CGF đã nhanh chóng trở thành một trong các cơ chế tài chính quan trọng nhất hỗ trợ các nước đang phát triển thích ứng và giảm thiểu các tác độc của biến đổi khí hậu. Đồng thời, tôi cũng xin khen ngợi Ban điều hành Quỹ Khí hậu xanh vì đã đưa ra quyết định rất nhanh chóng và phê duyệt một số dự án chiến lược tập trung vào các hoạt động chuyển đổi nhằm đạt được Chương trình nghị sự và các Mục tiêu phát triển bền vững.
Các thách thức về biến đổi khí hậu trên toàn cầu sẽ chỉ được giải quyết nếu chúng ta tăng cường hợp tác chung và cùng hành động nhằm thực hiện các biện pháp thích ứng và giảm thiểu. Điều này đòi hỏi các đối tác cần đóng góp về tài chính và kỹ thuật, bao gồm cả từ khu vực tư nhân, các viện nghiên cứu và các tổ chức xã hội dân sự. Phát triển bền vững là một trong 6 tiêu chí đầu tư chính của GCF, cùng với tiêu chí tác động, thay đổi xu hướng, nhu cầu của nước nhận, tính quốc gia làm chủ, hiệu quả và hiệu suất. Các tiêu chí này sẽ tạo nên một khung hiệu quả để thực hiện các hoạt động liên quan tới khí hậu, nhưng cần tất cả các đối tác tham gia cùng đồng sở hữu và cần hệ thống theo quản lý hiệu quả và hệ thống theo dõi tốt.
Cho phép tôi chúc mừng Chính phủ Việt Nam đã được phê duyệt 2 dự án GCF tập trung vào "nâng cao khả năng chống chọi của cộng đồng dân cư ven biển dễ bị tổn thương trước các tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam" và "mở rộng hiệu quả năng lượng đối với các doanh nghiệp công nghiệp ở Việt Nam". Hai dự án này nhằm giải quyết hai trong các quan ngại chính về thích ứng và giảm thiểu tại quốc gia.
Dự án đầu tiên được phê duyệt vào năm 2016 là một trong các dự án đầu tiên ở khu vực châu Á, đã được xây dựng và thực hiện dưới sự phối hợp chặt chẽ của Chính phủ và UNDP nhằm tăng cường phòng chống bão lũ ở các cộng đồng ven biển. Vì vậy dự án hỗ trợ nhà cửa, trồng cây và khôi phục các rừng đước ngập mặn có khả năng chống chọi và hệ thống hóa các đánh giá về rủi ro khí hậu dành cho khu vực nhà nước và tư nhân. Dự án được đồng quản lý hiệu quả, với hệ thống theo dõi được xây dựng và đảm bảo lợi ích được chia sẻ cho tất cả các nhóm mục tiêu.
Tôi muốn sử dụng ví dụ này và nhân cơ hội này nhấn mạnh về nỗ lực chung của các cơ quan LHQ – với tư cách là các cơ quan đại diễn cũng như các đối tác đồng thực hiện – bao gồm FAO, UNDP và UN Environment cũng như các Ngân hàng phát triển đa phương nhằm thực thực hiện các hỗ trợ quan trọng và có ý nghĩa nhất tại các quốc gia cần thiết nhất trong thời gian nhanh nhất. Thách thức về biến đổi khí hậu đòi hỏi quan hệ đối tác hiệu quả và cam kết lâu dài và thành công của GCF và các cơ quan LHQ trong việc hỗ trợ quốc gia giải quyết biến đổi khí hậu và đạt được SDGs là có tác động qua lại. Rõ ràng rằng, các hoạt động về biến đổi khí hậu cần được coi là một phần không thể thiếu trong Chương trình nghị sự 2030 và các Mục tiêu phát triển bền vững.
LHQ tại Việt Nam cũng như tại châu Á sẽ tiếp tục hỗ trợ các Chính phủ chuẩn bị Khung quốc gia cho GCF theo một quá trình minh bạch và bao trùm, nhằm đảm bảo rằng việc sắp xếp ưu tiên các khoản đầu tư được tất cả các bên liên quan cùng quyết định, bao gồm cả các cộng đồng hiện đang phải trực tiếp đối phó với tác động của biến đổi khí hậu. Ngoài ra, chúng rôi sẵn sàng hỗ trợ kỹ thuật và vận hành khi Chính phủ, khu vực tư nhân và các đối tác xã hội dân sự cần nhằm nâng cao nhận thức về Quỹ Khí hậu xanh và xác định các cơ hội chiến lược cho các nước châu Á.
Thưa quý ông và quý bà,
Cho phép tôi kết thúc ở đây với việc nói rằng tôi tin tưởng thông qua các cuộc thảo luận hữu ích trong diễn đàn đối thoại này, quý vị sẽ tăng cường và xác định các hành động cụ thể chung cần thiết để phát triển ít carbon và có khả năng chống chọi với khí hậu.
Chúng tôi mong muốn tăng cường phối hợp giữa Việt Nam, LHQ và Quỹ Khí hậu xanh trong những tháng năm tới. Và chúng tôi sẽ tiếp tục số trợ GCF giám sát hiệu quả các hành động khí hậu thông qua việc hỗ trợ thể chế hóa các chính sách và thông lệ tốt nhất về các vấn đề chính như đảm bảo sự tham gia của người dân tộc thiểu số, kết hợp đầy đủ quản lý môi trường và quản lý xã hội, cũng như bình đẳng giới và các quan ngại liên quan tới tính bao trùm trong xã hội.
Thank you! Xin Cam On!