Lễ khai mạc và Phần khởi động – Tuần lễ nước quốc tế tại Việt Nam
Bài phát biểu của ông Kamal Malhotra Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc, Trưởng đại diện UNDP tại Việt Nam
Thưa ngài Trần Quý Kiên, Thứ trưởng, Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Thưa Tiến sỹ Lee Hak Soo, Chủ nhiệm Ủy ban nước châu Á và Tuần lễ nước quốc tế tại châu Á;
Tiến sỹ Tống Ngọc Thành, Chủ nhiệm Tuần lễ nước quốc tế tại Việt Nam;
Các đồng nghiệp từ các bộ ngành, các sứ quán, các tổ chức quốc tế, khu vực tư nhân và xã hội dân sự,
Thưa quý ông quý bà;
Thay mặt Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, ngày hôm nay tôi rất hân hạnh có mặt cùng quý vị tại Tuần lễ nước quốc tế hàng năm tại Việt Nam và tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới Bộ Tài nguyên và Môi trường vì đã tổ chức sự kiện quan trọng này nhằm tập hợp cộng đồng nước tại Việt Nam tới để đối thoại về nước và phát triển bền vững.
Tất cả chúng ta đều biết nước là cuộc sống. Và quan trọng nước không chỉ đáp ứng cơn khát mà còn đóng vai trò quan trọng nhằm tạo ra việc làm và hỗ trợ phát triển kinh tế, xã hội và con người. Ngày nay trên thế giới, ước tính có hơn 660 triệu người sống mà không có nước sạch gần nhà, họ phải dành rất nhiều thời gian xếp hàng đi lấy nước hoặc đi bộ rất xa dể tới nguồn nước. Ngoài ra, người dân trên thế giới phải đối phó với các tác động tới sức khỏe do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm, gây ảnh hưởng tới hơn 3.7 tỷ người trong thời gian từ 1995 và 2016, khiến hơn hơn 840,000 tử vong mỗi năm. Ảnh hưởng tác động của gia tăng dân số và tăng trưởng kinh tế, hành vi cư xử trong xã hội thay đổi, phá hại môi trường, những thảm họa liên quan tới nước và thay đổi về khí hậu đã khiến tình hình cung cấp nước trở nên thách thức hơn, đặc biệt là ở Việt Nam.
Mục tiêu phát triển bền vững số 6 "Tới năm 2030, đảm bảo sẵn có và quản lý bền vững nước và vệ sinh cho tất cả mọi người" tập trung nhằm đạt được tiếp cận toàn dân và công bằng đối với nguồn nước an toàn và có thể uống được cũng như vệ sinh và an toàn, cải thiện chất lượng nước thông qua giảm ô nhiễm, tăng hiệu quả sử dụng nước ở tất cả các khu vực trong nền kinh tế và bảo vệ hệ sinh thái liên quan tới nước – chúng ta chỉ có thể thành công khi cùng nhau giải quyết tất cả các cách thức này.
Các kịch bàn biến đổi khí hậu và các mô hình về vòng quay của nước cho thấy sự chênh lệch giữa nguồn cung nước và nhu cầu nước sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng trong những năm tới đây. Cường độ và mức độ nghiêm trọng của các cơn bão và hạn hán sẽ có thể thay đổi ở nhiều khu vực trên thế giới với những hậu quả về kinh tế, xã hội và môi trường nghiêm trọng. Việt Nam là một trong các nước dễ bị tổn thương với khí hậu nhất trên toàn cầu, đã trải qua cuộc khủng hoảng do nước bị xâm nhập mặt và hạn hán tệ trong vòng 60 năm qua trong năm 2016 và năm 2017 đã hứng chịu một trong những mùa bão lũ tồi tệ nhất trong lịch sử. Tác động của biến đổi khí hậu và thiếu nước cũng làm trầm trọng thêm xu hướng hiện thời về dòng di cư từ nông thôn ra thành thị ở Việt Nam vì các thảm họa thiên nhiên khiến sinh kế dựa vào nguồn nước trở nên khó khăn hơn.
Thưa quý khách,
Nước đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế ở Việt Nam, đặc biệt ở nông thôn, thủy sản và công nghiệp và đồng thời cũng hỗ trợ sinh kế cho các công dân, sức khỏe và an sinh.
Đồng thời, phát triển kinh tế và tăng trưởng dân số và biến đổi khí hậu, tiếp tục gia tăng áp lực về nước. Nhu cầu sử dụng nước tiếp tục tăng trong khu vực sản xuất và dành cho con người. Đồng thời nước cũng là kênh gây ô nhiễm thông qua nước thải. Trong khi 91 % dân số Việt Nam đã được tiếp cận nước sạch, vẫn còn 4.5 triệu người ở Việt Nam không được tiếp cận nguồn nước sạch trực tiếp. Vì vậy, LHQ, cùng phối hợp với Chính phủ Việt Nam và các công ty cấp nước xây dựng các nhà máy xử lý nước, trữ nước an toàn và đảm bảo có nước, nhằm mục tiêu xây dựng một hệ thống phân phối nước vận hành tốt qua đó cho phép toàn dân được dùng nước sạch. Trong khi Chính phủ đã bắt buộc thực hiện các kế hoạch này, việc thực hiện vẫn còn yếu và các hoạt động không phải lúc nào cũng được điều phối. Nếu xu hướng hiện nay vẫn tiếp tục, chất lượng nước ở Việt Nam sẽ tiếp tục suy giảm trong những thập kỷ tới, và sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe con người, hệ sinh thái, tiếp tục gây thiếu nước và cản trở phát triển bền vững.
Ngoài ra, phát triển kinh tế nhanh đang khiến mất đi và suy giảm hệ sinh thái tự nhiên và y tế, đặc biệt là rừng, các dòng sông với dòng chảy tự nhiên và các khu đất ngập mặn tự nhiên hiện đã đang được chuyển đổi mục đích hoặc bị ảnh hưởng do nền nông nghiệp và thủy sản vì mục đích thương mại, các khu công nghiệp và đô thị hóa.
Với việc tăng cường cơ sở hạ tầng tự nhiên của quốc gia, sử dụng các giải pháp dựa trên tự nhiên, các dịch vụ quan trọng cơ bản cho người dân có thể được duy trì. Ví dụ, rừng ở Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong điều tiết nước, bảo vệ nguồn nước ngầm và bảo đảm hiệu quả cung cấp nước cho sử dụng, đồng thời giảm xói mòn đất và rủi ro do lũ. Dọc bờ biển, các vùng đất ngập mặn. Dọc bờ biển, khu vực đất ngập nước tự nhiên đóng vai trò quan trọng nhằm trung hòa tác động của các sự kiện thời tiết cực đoan, là vùng đệm tự nhiên chống lại các tác động của bão lụt, cung cấp chỗ bảo vệ cho con người và các hoạt động đầu tư phát triển. Cả trong đất liền và dọc theo biển, hệ sinh thái tự nhiên đóng góp nhằm đảm bảo chất lượng nước, làm sạch và chống xói lở. Những hạ tầng xanh như vậy đã được công nhận là mang lại hiệu quả chi phí cao hơn nhiều so với những giải pháp do con người tạo ra. Đồng thời, các hệ thống sinh thái tự nhiên đóng vai trò quan trọng hàng đầu nhằm hỗ trợ đa dạng sinh học rất có giá trị ở Việt Nam trong đó có nhiều loài chỉ duy nhất có ở Việt Nam hoặc đã bị đe dọa nghiêm trọng trên toàn cầu.
Cho phép tôi kết luận bằng việc nói rằng LHQ ở Việt Nam vẫn cam kết mạnh mẽ nhằm hỗ trợ Việt Nam tăng cường phát triển kinh tế xã hội bao trùm và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn đa dạng sinh học quý báu vì lợi ích của mọi người dân và môi trường. Qua việc thúc đẩy bảo tồn, sử dụng bền vững và khôi phục hệ sinh thái tự nhiên, LHQ có thể hỗ trợ Việt Nam đáp ứng nhu cầu của người dân được cung cấp đầy đủ nước có chất lượng đồng thời hỗ trợ bảo vệ môi trường. Bằng cách này, sẽ đóng góp thực hiện các mục tiêu SDG bao gồm cả giảm nghèo, cải thiện y tế, tiếp cận nước sạch và vệ sinh, các thành phố bền vững, cuộc sống dưới nước và cuộc sống trên đất liền. Tôi hy vọng các cuộc thảo luận hữu ích ngày hôm nay sẽ giúp chúng ta tăng cường những nỗ lực chung nhằm đạt được các kết quả.
Xin Cảm Ơn!