Sử dụng hiệu quả năng lượng là một trong những biện pháp chính để giảm thải khí nhà kính và cải thiện an ninh năng lượng, cũng như đóng góp cho lợi ích xã hội.
Sử dụng hiệu quả năng lượng là một trong những biện pháp chính để giảm phát thải khí nhà kính và cải thiện an ninh năng lượng, đồng thời đóng góp cho lợi ích xã hội, môi trường và kinh tế. Trong số các can thiệp về hiệu quả năng lượng, chuyển giao công nghệ là một giải pháp quan trọng để nâng cao kiến thức và kỹ năng cũng như cho phép đổi mới để sản xuất hiệu quả các sản phẩm xanh và thân thiện với môi trường mới.
Sản xuất ethanol từ sắn
UNIDO đã hỗ trợ Viện nghiên cứu công nghiệp thực phẩm (FIRI) thuộc Bộ Công thương phát triển công nghệ ethanol sinh học mới với các quá trình lên men được cải tiến, có thể cho sản lượng ethanol cao hơn nhiều. Giải pháp công nghệ này đã giúp tăng năng suất ethanol sinh học, thời gian lên men ngắn hơn với tiêu thụ năng lượng thấp hơn. Ngoài lợi ích kinh tế, gói công nghệ này cũng giúp giảm lượng khí phát thải và chất thải, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng. Công nghệ mới này được Đại học Công nghệ Thonburi của Vua Mongkut ở Thái Lan phát triển và chuyển giao cho FIRI trong dự án do Quỹ môi trường toàn cầu (GEF) tài trợ để thúc đẩy công nghệ ethanol và chuyển giao công nghệ từ Thái Lan sang Lào, Myanmar và Việt Nam. FIRI đã thành lập một trung tâm đào tạo với một xưởng thực hành ethanol công suất 50 lpd. FIRI sẽ tiếp tục hỗ trợ các công ty sản xuất ethanol sinh học bằng cách cung cấp đào tạo và nghiên cứu tại xưởng thực hành cũng như nâng cấp thiết bị hiện có của họ để phù hợp với công nghệ mới. Đây là một phần của gói chuyển giao công nghệ Hợp tác Nam-Nam áp dụng cách tiếp cận chuỗi giá trị từ trồng sắn đến sản xuất ethanol. Một trong những thành tựu đáng kể khác của dự án là việc chia sẻ kinh nghiệm và cách làm tốt của quốc tế về chính sách, cơ chế ưu đãi và cơ cấu giá với Bộ Công thương, góp phần ra mắt xăng E5 trên toàn quốc tại Việt Nam từ tháng 1 năm 2018.
Công nghệ hệ thống nhiệt năng mặt trời để sấy gạch không nung
Với sự hỗ trợ của UNDP thông qua dự án thúc đẩy sản xuất và ứng dụng gạch không nung, một vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường, Bộ KH&CN đã làm việc với Công ty gạch không nung Đại Dung Xanh tại Thành phố Hồ Chí Minh để lắp đặt một hệ thống nhiệt năng lượng mặt trời để sấy gạch không nung bằng năng lượng mặt trời sẵn có. Đây là trường hợp đầu tiên ứng dụng hệ thống năng lượng mặt trời để sấy sản phẩm trong sản xuất gạch không nung. Hỗ trợ kỹ thuật được cung cấp để tiến hành nghiên cứu khả thi, thiết kế và lắp đặt hệ thống bảo dưỡng nhiệt mặt trời. Đào tạo thực hành được cung cấp cho công ty để vận hành hệ thống. Hệ thống nhiệt mặt trời sẽ cung cấp nhiệt và độ ẩm cần thiết để sấy gạch. Nhiệt độ và độ ẩm sẽ được kiểm soát bằng các cảm biến và hệ thống điều khiển. Hệ thống được lắp đặt đã giúp cải thiện chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất và giảm 30-40% diện tích đất cần để chứa bán thành phẩm, giảm phát thải khí nhà kính xuống 26.0000 tấn CO2/năm.