Thông cáo báo chí

[TUYÊN BỐ CHUNG VỀ] Các trung tâm cai nghiện ma tuý và phục hồi bắt buộc tại châu Á-Thái Bình Dương trong bối cảnh dịch COVID-19

01 tháng 6 2020

  • Trong bối cảnh COVID-19, nhắc lại Tuyên bố chung của Liên hợp quốc (LHQ) năm 2012 về các cơ sở cai nghiện ma tuý và phục hồi bắt buộc11 và Tuyên bố chung của LHQ năm 2020 về dịch COVID-19 trong các nhà tù và các cơ sở giam giữ khác22, các Cơ quan LHQ khẩn thiết yêu cầu các Quốc gia thành viên vĩnh viễn đóng cửa các trung tâm cai nghiện và phục hồi bắt buộc và triển khai các dịch vụ y tế và xã hội tự nguyện, dựa vào bằng chứng, dựa trên quyền tại cộng đồng và coi đây là một biện pháp quan trọng để hạn chế sự lây lan của dịch COVID-19 và để tạo điều kiện phục hồi và tái hòa nhập cho những người từ các cơ sở này trở lại gia đình và cộng đồng của họ.

Đại dịch COVID-19 đang đặt ra nhiều thách thức cho các quốc gia tại châu Á -Thái Bình Dương trong việc đưa ra và triển khai các ứng phó và biện pháp phục hồi có hiệu quả và tôn trọng quyền của tất cả mọi người dân với mục tiêu không để ai bị bỏ lại phía sau. Những người hiện sống trong các trung tâm cai nghiện bắt buộc thuộc nhóm đặc biệt có nguy cơ nhiễm virus. Họ là những người bị nghi ngờ sử dụng ma túy hoặc nghiện ma túy, những người có tham gia vào hoạt động mại dâm hoặc những trẻ em là nạn nhân của nạn bóc lột tình dục.

Các tiêu chí nhằm đưa vào quản chế tại các cơ sở cai nghiện bắt buộc này khác nhau ngay trong và giữa các quốc gia, nhưng những người bị giam giữ tại đây thường không trải qua một thủ tục tố tụng đúng đắn, không được trợ giúp pháp lý hoặc đặt dưới sự giám sát tư pháp mà thường dưới danh nghĩa của "điều trị" hay "phục hồi chức năng". Họ phải đối mặt với các nguy cơ lây nhiễm HIV, lao cũng như COVID-19 cao hơn do các điều kiện sống dưới mức tiêu chuẩn, do tình trạng quá tải và các thách thức có liên quan đến việc duy trì giãn cách cá nhân. Ngoài ra, đã có các báo cáo về tình trạng cưỡng bức lao động, ăn uống không đủ chất dinh dưỡng, bạo lực về thể xác và tình dục, bị từ chối hoặc thiếu các dịch vụ y tế có chất lượng trong quá trình bị quản chế tại các cơ sở này.

Đứng trước bối cảnh khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu này, các Cơ quan LHQ nhắc lại lời kêu gọi tới các Quốc gia thành viên hiện vẫn duy trì các cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc cần đóng cửa vĩnh viễn, không trì hoãn, các cơ sở này, cần giải phóng các cá nhân bị giam giữ, coi đây là một biện pháp bổ sung quan trọng để ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 và kiềm chế, không sử dụng bất kỳ hình thức giam giữ nào khác.

Các Cơ quan LHQ sẵn sàng hợp tác với các Quốc gia thành viên khi họ thực hiện các bước nhằm đóng cửa vĩnh viễn các cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc này và chuyển sang một hệ thống các dịch vụ và điều trị dựa vào cộng đồng, mang tính tự nguyện và có bằng chứng phù hợp với các hướng dẫn và nguyên tắc quốc tế về điều trị lệ thuộc ma túy, sử dụng ma túy và quyền con người.

Nguyen Thi Bich Hue_UNAIDS

Nguyễn Thị Bích Huệ

UNAIDS
Cán bộ Chương trình
Trinh Anh Tuan

Trịnh Anh Tuấn

RCO
Chuyên viên Cao cấp về Truyền thông và Vận động Chính sách

Các cơ quan LHQ tham gia sáng kiến này

ILO
Tổ chức Lao động Quốc tế
IOM
Tổ chức Di cư Quốc tế
OHCHR
Văn phòng Cao ủy Liên Hợp Quốc về Nhân quyền
UN Women
Tổ chức về Bình đẳng Giới và Trao quyền cho Phụ nữ của Liên Hợp Quốc
UNAIDS
Chương trình Phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS
UNDP
Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc
UNESCO
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc
UNFPA
Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc
UNHCR
Cao ủy Liên Hợp Quốc về Người tị nạn
UNICEF
Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc
UNODC
Văn phòng Liên Hợp Quốc về Phòng chống Ma tuý và Tội phạm
WFP
Chương trình Lương thực Thế giới
WHO
Tổ chức Y tế Thế giới

Các mục tiêu chúng tôi đang hỗ trợ thông qua sáng kiến này