Thông cáo báo chí

UNIDO và IFAD hợp tác khởi động dự án mới để phát triển chuỗi giá trị trái cây tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long

04 tháng 6 2021

Dự án Hướng tới tương lai tốt đẹp hơn: Phát triển chuỗi giá trị có tăng cường ứng dụng kỹ thuật số và có khả năng ứng phó chú trọng tới phụ nữ và thanh niên tại Việt Nam được thực hiện phối hợp với UBND tỉnh Đồng Tháp, UBND tỉnh Bến Tre và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Cuộc họp điều phối đầu tiên đã được tổ chức vào tuần này, với sự tham gia của đại diện các bên nhằm đi tới một thống nhất chung về kế hoạch hoạt động.

Hà Nội, ngày 2 tháng 6 năm 2021 - Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) và Quỹ quốc tế về Phát triển Nông nghiệp (IFAD), đã khởi động một dự án mới nhằm phát triển chuỗi giá trị trái cây ở Việt Nam thông qua việc sử dụng nền tảng kỹ thuật số.

Dự án Hướng tới tương lai tốt đẹp hơn: Phát triển chuỗi giá trị có tăng cường ứng dụng kỹ thuật số và có khả năng ứng phó chú trọng tới phụ nữ và thanh niên tại Việt Nam được thực hiện phối hợp với UBND tỉnh Đồng Tháp, UBND tỉnh Bến Tre và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Cuộc họp điều phối đầu tiên đã được tổ chức vào tuần này, với sự tham gia của đại diện các bên nhằm đi tới một thống nhất chung về kế hoạch hoạt động.

Đây là một dự án do UNIDO và IFAD cùng hợp tác phát triển và được tài trợ bởi Quỹ tín thác đa phương về Ứng phó và Phục hồi sau COVID-19 của Liên hợp quốc. Sáng kiến này sẽ tạo ra một mô hình đột phá lấy trọng tâm là Nữ giới và Thanh niên, giúp phát triển chuỗi giá trị trái cây ở Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam thông qua công nghệ số.

Ông Nima Bahramalian, Giám đốc Dự án của UNIDO, nhấn mạnh rằng dự án sẽ tập trung vào mục tiêu “tăng thu nhập cho phụ nữ và thanh niên và trao quyền xã hội cho họ một cách bền vững”. “Những mục tiêu này sẽ đạt được thông qua việc xây dựng ‘một hệ sinh thái nền tảng số cho chuỗi giá trị và các dịch vụ hỗ trợ’. Nền tảng số này sẽ là một hệ sinh thái toàn diện duy nhất bao trọn tất cả các tác nhân trong chuỗi giá trị”, ông nói thêm.

Giám đốc Quốc gia của IFAD, Francisco Pichón, nhận xét rằng: “Dự án sẽ tạo ra một sự cộng hưởng với các dự án khác của IFAD hiện đang được triển khai ở khu vực nông thôn, nhằm thúc đẩy chuỗi giá trị nông nghiệp toàn diện và thích ứng với khí hậu. Mục tiêu này có thể đạt được bằng cách làm việc với nông dân địa phương để phát triển các mô hình canh tác thích ứng với khí hậu, cung cấp các khóa đào tạo về kinh doanh cho họ, và bằng cách kết nối người nông dân sản xuất nhỏ lẻ với các doanh nghiệp bán buôn và chế biến.”

Dự án sẽ được thực hiện thí điểm đến tháng 4 năm 2022. Các sản phẩm chính sẽ bao gồm bưởi và xoài, hai loại trái cây đặc sản của tỉnh Bến Tre và Đồng Tháp. Với tiềm năng nhân rộng, dự án sẽ mở rộng thêm nhiều sản phẩm khác vào nền tảng trong tương lai.

 

Để biết thêm thông tin, hãy liên hệ:

Bà Lê Thị Thanh Thảo, Trưởng Đại diện Quốc gia, VĂn phòng UNIDO tại Việt Nam

Email: t.t.le@unido.org

 

Francisco Pichon, Giám Đốc Quốc gia IFAD

Email: f.pichon@ifad.org

Quỹ quốc tế về Phát triển Nông nghiệp (IFAD)

Việt Nam

Thao_for website

Le Thanh Thao

UNIDO
Đại diện Quốc gia
Bà Lê Thanh Thảo có hơn hai mươi năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển công nghiệp và kinh doanh ở cả cấp chính sách và cấp thực hành tại cơ sở. Bà đã làm việc tại Văn phòng Quốc gia UNIDO Việt Nam từ năm 2008 với tư cách là Cán bộ Chương trình Quốc gia và sau đó là Đại diện Quốc gia, phụ trách điều phối và giám sát các dự án và chương trình của UNIDO tại Việt Nam trong các lĩnh vực khác nhau, bao gồm phát triển khu vực tư nhân/doanh nghiệp vừa và nhỏ; năng lực cạnh tranh thương mại; công nghiệp và thương mại; năng lượng và môi trường; khu công nghiệp sinh thái; chế biến nông sản và phát triển chuỗi giá trị; v.v ... Bà Thảo cũng tham gia nhiều hoạt động nghiên cứu và vận động chính sách với Chính phủ Việt Nam về các lĩnh vực như cạnh tranh công nghiệp, xúc tiến đầu tư, công nghiệp xanh, công nghệ khoa học và đổi mới sáng tạo cũng như kinh tế tuần hoàn.
Trước khi gia nhập UNIDO, Bà quản lý công ty riêng của mình, cung cấp tư vấn đầu tư và xúc tiến thương mại cho các tiểu ngạch của nghành chế biến, chế tạo. Bà sở hữu bằng Thạc sĩ điều hành cao cấp của Trường Kinh doanh Shidler thuộc trường Đại học Hawaii tại Manoa, Hoa Kỳ (2004-2006). Trước đó, Bà đã nhận được một bằng cử nhân Kinh tế đối ngoại tại Đại học Ngoại thương Hà Nội.

Các cơ quan LHQ tham gia sáng kiến này

UNIDO
United Nations Industrial Development Organization

Các mục tiêu chúng tôi đang hỗ trợ thông qua sáng kiến này