Khai mạc hội thảo, Tiến sĩ Phạm Hoàng Mai khẳng định "Với cam kết chính trị và quyết tâm cao, Việt Nam tin tưởng sẽ thực hiện thành công Chương trình Nghị sự 2030 vì cuộc sống an toàn và tốt đẹp hơn cho thế hệ hôm nay và các thế hệ mai sau không chỉ của người dân Việt Nam mà còn vì lợi ích chung của toàn nhân loại. Việt Nam cũng đang phải đối mặt với những thách thức về xã hội, môi trường và các thách thức mới và phức tạp. Vì thế, để thực hiện thành công 17 Mục tiêu Phát triển bền vững (MTPTBV), Việt Nam cần các nguồn lực kỹ thuật và con người, hỗ trợ tài chính cũng như tăng cường hợp tác và trao đổi kiến thức với cộng đồng quốc tế."
Phát biểu tại hội thảo, bà Akiko Fujii ca ngợi Chính phủ Việt Nam đã xây dựng thành công báo cáo VNR và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc huy động sự tham gia rộng rãi của các bên, trong đó đặc biệt là thanh niên, cũng như việc tiếp tục cam kết chính trị cấp cao nhằm đạt được các MTPTBV. Bà Fujii cũng khuyến nghị Chính phủ Việt Nam mạnh dạn áp dụng các giải pháp sáng tạo thay cho cách làm truyền thống và thiếu sự phối hợp.
Tham dự sự kiện, Tiến sĩ Michael Krakowski chúc mừng Chính phủ Việt Nam đã xây dựng và trình bày thành công Rà soát Quốc gia tự nguyện tại Diễn đàn chính trị cấp cao 2018 đồng thời khẳng định "không một quốc gia nào tự mình có thể đảm bảo được sự phát triển bền vững của cả hành tinh. Chúng tôi tin rằng Rà soát quốc gia tự nguyện sẽ đóng góp vào việc thúc đẩy chính sách và các thể chế của chính phủ, huy động sự hỗ trợ của nhiều bên và thiết lập quan hệ đối tác để thực hiện các MTPTBV."
Đoàn đại biểu của Việt Nam tham dự Diễn đàn chính trị cấp cao 2018 (HLPF), với sự hỗ trợ của GIZ và LHQ tại Việt Nam, do Ông Nguyễn Thế Phương, Nguyên Thứ trưởng Bộ KHĐT làm trưởng đoàn là một trong 47 quốc gia trình bày Rà soát quốc gia tự nguyện tại phiên họp tháng 7 năm 2018 của HLPF 2018 vì sự Phát triển bền vững tại New York. HLPF 2018 với chủ đề "Chuyển đổi hướng tới các xã hội bền vững và tự cường" đã tập trung rà soát sâu các MTPBV 6: Nước sạch và vệ sinh, MTPTBV 7: Năng lượng sạch và giá cả hợp lý, MTPTBV 11: Thành phố và cộng đồng bền vững, MTPTBV 12: Tiêu dùng và sản xuất có trách nhiệm, MTPTBV 15: Cuộc sống trên mặt đất và MTPTBV 17: Quan hệ đối tác toàn cầu.
Rà soát quốc gia tự nguyện 2018 của Việt Nam đánh giá tiến độ thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 và 17 MTPTBV. Báo cáo cũng phân tích những khoảng trống về chính sách và những thách thức tiềm tàng trong quá trình thực hiện các MTPTBV cũng như trình bày các khuyến nghị để thúc đẩy việc đạt được các MTPTBV. Rà soát này được xây dựng trên cơ sở một quá trình tham vấn sâu rộng với sự tham gia, đóng góp tích cực của tất cả các bên liên quan bao gồm Quốc hội, các bộ, ngành, các tổ chức chính trị-xã hội như Hội như phụ nữ, Đoàn thanh niên, tổ chức xã hội-nghề nghiệp, các cơ quan LHQ tại Việt Nam, các đối tác phát triển, các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế, đại diện cộng đồng doanh nghiệp, các viện nghiên cứu, các nhà khoa học. Việc Việt Nam xây dựng và trình bày Rà soát quốc gia tự nguyện thành công tại HLPF 2018 đã thể hiện nỗ lực và cam kết mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam trong việc thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 và đạt được các MTPTBV.
Thông tin liên hệ:
- Bà Nguyễn Thị Thanh Nga, Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài Nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Email:thanhnganguyen311@gmail.com, ĐT: 024-37474825
- Bà Justyna Grosjean, Quản lý dự án, Chương trình Cải cách Kinh tế Vĩ mô/Tăng trưởng xanh, GIZ, Email:justyna.grosjean@giz.de, ĐT: 024-37345195 Số máy lẻ 102
- Bà Nguyễn Bùi Linh, Chuyên gia Quản lý dựa vào kết quả, Văn phòng Điều phối viên thường trú LHQ tại Việt Nam, Email:nguyen.bui.linh@one.un.org, ĐT: 024-38500164
(*) Deutsche Gesellschaft für Internationale Zusammenarbeit (GIZ) GmbH là một tổ chức trực thuộc Nhà nước Liên bang, hỗ trợ Chính phủ Đức trong lĩnh vực hợp tác quốc tế nhằm đạt được các mục tiêu hướng tới phát triển bền vững.